Hồ Liên
Tạp chí Thông tin lý luận
Tín ngưỡng là hiện tượng phổ biến toàn nhân loại. Khi người ta tin rằng các thực thể thiêng liêng chỉ khác với các thực thể khác ở những sức mạnh lớn lao và những quyền năng được gán cho chúng, thì trong thế giới tự nhiên không thiếu gì những hiện tượng mà sức mạnh to lớn và năng lượng đặc biệt của chúng đã tác động mạnh vào đầu óc con người tạo ra tình cảm tín ngưỡng.
Ở một xã hội nguyên sơ, cuộc sống con người thiếu thốn đủ thứ, từ vật chất tinh thần đến, bấp bênh đến khó hiểu, lệ thuộc rất lớn vào tự nhiên, con người không đủ tự tin vào chính mình, không thể không chờ đợi sự giúp đỡ của thần linh. Ở đây sự thiêng liêng là một năng lượng đặc biệt mà con người hình dung ra, được gợi ý từ sức mạnh vô biên và có thật của thế giới tự nhiên. Một thế lực nào đó đã tạo ra các hiện tượng ấy cũng giống như con người đã tạo ra các sản phẩm của mình. Giáo sư Phan Ngọc viết: "Vì anh ta tạo ra những sản phẩm nên anh ta cũng hình dung cái hiện tượng tự nhiên như những sản phẩm do một hay những thế lực siêu nhân tạo ra, ít nhiều mang dáng dấp người, đó là quan niệm vạn vật hữu linh phổ biến ở mọi tộc người. Đầu tiên là tín ngưỡng, các tín ngưỡng này biểu hiện thành tục lệ cúng tế, các ngày lễ và các ngày lễ thường mang tính chu kỳ theo cái chu kỳ vận nành của trời đất. Ở một xã hội nông nghiệp như đa số các xã hội Châu Á thì chu kỳ các ngày lễ thường liên quan tới chu kỳ các cây trồng. Và về cơ bản nghi lễ là nghi lễ nông nghiệp trong đó sự sinh sôi, nẩy nở của cây cối được xem là một với sự sinh đẻ của con người(3)
Nhưng nếu như cái thiêng liêng trong tín ngưỡng không hoàn toàn xa lạ vởi thế giới con người, nó có mối liên hệ trực tiếp và khá gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội để rồi hình thành nên cả một thế giới huyền thoại những nhiên thần và nhân thần thì cái thiêng liêng trong tôn giáo lại khác. Tư duy tôn giáo giả định sự tồn tại của cái thiêng liêng tách biệt với cái trần tục, giả định một bản thể tinh thần tồn tại độc lập với bản thể vật chất. Bản thể ấy không xuất hiện trong kinh nghiệm cảm tính của con người mà là sản phẩm của sự lý giải mang tính logic. Nhưng phải chăng tôn giáo xuất phát từ một tiên để không thể giải thích được, còn khoa học là dựa trên thực tế khách quan của xã hội? Hệ thống tư duy nào cũng chứa đựng những tiên đề mà đã là tiên đề thì không thể giải thích được và không nhất thiết phải chứng minh. Những khoa học xuất phát từ sự nghi ngờ và nghi ngờ là nguyên tắc vận động của tư duy khoa học. Trái lại tôn giáo xuất phát từ đức tin và đức tin là nguyên tắc ván động của tư duy tôn giáo. Ở đâu triệt thoái sự nghi ngờ và chỉ áp đặt một đức tin, ở đó có dấu hiệu tư duy tôn giáo. Mục đích của tư duy khoa học là tìm đến cái chưa biết. Mục đích của tư duy tôn giáo là tìm đến đức tin. Như vây, tôn giáo chứa đựng một mâu thuẫn nan giải. Một mặt, cái thiêng tôn giáo không chấp nhận mọi sự nghi ngờ, người ta tuyên truyền thuyết phục chứ không phân tích lý giải cái thiêng, mặt khác, tôn giáo nào cũng xây dựng một hệ thống giáo lý, cũng sử dụng những thành tựu của khoa học và triết học để biện giải cho nó.
Vậy là cái thiêng tôn giáo trở thành một phạm trù nhận thức lý luận. Nhưng trên con đường phát triển của lịch sử, với tiến bộ khoa học và mở mang dân trí thì sự anh minh tuyệt đối của mọi thánh thần xem ra khó bảo trọng. Sự suy giảm đức tin vào cái thiêng liêng tôn giáo là xu thế tất nhiên.
Để phát huy ảnh hưởng đối với con người, cái thiêng tôn giáo giảm thiểu lượn lờ trước màn hình của trí tuệ, nhưng lại gia tăng áp lực lên trái tim, đánh thức những tình cảm nhân văn, niềm trắc ẩn và nỗi lo sợ mất an toàn vốn có của mỗi con người. Đức tin là đòi hỏi số một của mọi tôn giáo. Đạo hồi buộc mọi tin đồ phải tuân thủ những quy định rất khắt khe, phải có một đức tin tôn giáo kiên định vào Thánh Ala và vị sứ giả Môhamét của Ngài. Ala là thần tuyệt đối và toàn năng có thể làm cho cả những ngọn núi đồ sộ cũng chuyển động giống như những đám mây đang bay, có thể biến hóa mọi thứ từ hiện hữu thành hư không và từ hư không thành hiện hữu. Đức tin ấy được thể hiện bằng lễ cầu nguyện thường xuyên hàng ngày vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Trước khi cầu nguyện phải tắm rửa. Sau đó tín đồ hướng về đất thánh Mécca nhẩm đọc những bài thơ thần chú trong kinh Coran. Thánh kinh của đạo Hi cũng như thánh kinh của mọi tôn giáo khác, sự thuyết phục không phải ở tính chân lý của nó, những công trạng to lớn của thần linh cũng chung chung cho mọi người, ít thiết thực với số phận mỗi cá nhân. Nhà triết học Badda nổi tiếng ở thế kỷ XIX đã viết rằng trong bộ kinh đó “Kông có trật tự, không có văn phong, không có vẻ duyên dáng và sự tinh tế của bố cục. Nó mâu thuẫn từ đầu đến cuối. Cách ngôn nọ bài trừ cách ngôn kia, còn toàn bộ tác phẩm thì yếu ớt một cách ngây thơ”. Nhưng cái điệp khúc gieo vào lòng người thường xuyên hàng ngày, từ bé đến lớn, từ trẻ đến già chủ yếu lại là sự xem thường cuộc sống trần thế, mạt sát nó chỉ là tạm bợ, chỉ là một sự chạy ngược chạy xuôi vật vờ như cái bóng mà con người vốn yếu đuối ấy, kẻ nào ly khai thần, kẻ đó sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, sẽ rơi xuống địa ngụ. Kẻ nào nhẫn nhục chịu đựng thì kiếp sau sẽ lên thiên đàng.
Vậy là rõ, cái thiêng tôn giáo trước hết là cái đáng sợ nhiều hơn là đáng kính. Sự giám sát chặt chẽ đến tàn nhẫn. Sự trừng phạt nghiêm khắc đến khủng khiếp. Mọi điều đều có không không, nhưng nhu cầu bảo đảm cho sự an toàn của cuộc sống mỗi người thì luôn luôn có thật.
Những điều răn đầu tiên trong kinh Cựu ước của người Do thái khẳng định:
1. Ta là vĩnh cửu, là chúa ngươi đã cứu sống ngươi khỏi kiếp nô lệ.
2. Ngươi không có Chúa trời nào khác ta, không được thở dị thần.
Thần kinh Cựu ước về sau trở thành một trong những thánh kinh quan trọng nhất của tín đồ Cơ đốc giáo. Từ đạo nọ sang đạo kia chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Chúa này sang Chúa khác, nhưng thái độ cứng rắn của các ngài về đức tin thì không thay đổi. Đã là tín đồ ngoan đạo thì phải không được phép nghi ngờ về sự cực lạc nơi Thiên đường, kiếp sau tương lai và sự trừng phạt khủng khiếp đến rợn người nơi địa ngục. Trong kinh thánh kể chuyện một tín đồ bị đày đọa vẫn giữ vững lòng tin, nhưng lại tự hỏi vì sao một người ngay thẳng thực thà phải chịu bao nỗi đau đớn về thể xác. Cho đến phút cuối cùng người ấy mới biết mình bị trừng phạt vì kiêu hãnh và nghi ngờ, mới ăn năn và hối cải.
Từ Do thái giáo đến Ấn Độ giáo, từ Thiên chúa giáo đến Hồi giáo đều răn đe con người phải biết sợ, dùng cái sợ làm chốt hãm an toảntong cuộc sống đầy cám dỗ của đời thường. Vì nguyên nhân của mọi tội lỗi và sự trừng phạt lại nằm ngay trong cuộc sống trần thế của con người, nên đi theo tiếng gọi của cái thiêng, hy vọng một cuộc sống an lạc trường tồn ở thế giới bên kia cũng có nghĩa là phải biết hy sinh, biết xem thường cuộc sống ở thế giới bên này. Bản chất mối quan hệ của con người với cái thiêng tôn giáo là ở đó. Một kiểu quan hệ bất bình đẳng, hy sinh cái thế tục cho cái thiêng liêng, thụ động và phụ thuộc vào nó. Cảm hứng chủ yếu trước cái thiêng tôn giáo đương nhiên là lòng tôn kính và biết ơn, nhưng không hẳn đã nghiêng về phía này mà nghiêng về nỗi lo sợ xuất phát từ nhu cầu thường trực về sự an toàn của cuộc sống xuất phát từ bản năng tư vệ vốn có ở mọi sinh vật, mà biểu hiện độc đáo ở con người là phương thức tự vệ trước cái thiêng.
Phê phán cái thiêng tôn giáo không đồng nhất với sự phủ nhận sạch trơn yếu tố thiêng liêng trong đời sống con người, sự thiêng liêng của bản thân cuộc sống mà đúng như là triết học Socrat đã từng viết: “Cuộc sống là chung cho mọi cây cỏ, nhưng chỉ có con người mới có linh hồn. Con người sở dĩ trở thành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh nghĩa là tuân theo, tôn thờ những giá trị không vụ lợi, những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng và cái bí ẩn, hai yếu tố tạo thành đời sống tâm linh” (4)
(1) Nhiều tác giả - về tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1994, tr.139.
(2) Sách đã dẫn, tr.143.
(3) Phan Ngọc, Phạm Đức Dương, Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội 1983, tr.16.
(4) Nhiều tác giả - Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb Lao động Hà Nội 1994, tr.37.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!