Trong bài [1] chúng tôi đã trình bày quan điểm siêu hình của Darwin trong cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài (NGCL). Trong bài này chúng tôi xin phân tách quan điểm khoa học của ông về thuyết tiến hóa (TTH).
Trong khoa học thực nghiệm một lý thuyết được hình thành bằng phương pháp qui nạp. Phương pháp luận này bắt đầubằng việc quan sát một số trường hợp cá biệt, rồi từ đó rút ra kết luận chung cho chúng, sau đó tổng quát hóa thành qui luật chung cho mọi trường hợp, gọi là thuyết. Sau đólý thuyết đócần được chứng nghiệm trong thực tế cho các trường hợp khác. Nếu lý thuyết đó đứng vững trong "mọi" thử nghiệm thì nó trở nên luật. Tỉ dụ như một người thấy trái chuối rơi từ cây xuống đất. Lần khác liệng trái banh lên trời cũng thấy nó rơi xuống đất. Quan sát như vậy nhiều lần, anh ta mới dùng phép qui nạp để rút ra một kết luận rằng mọi vật đều bị trái đất hút xuống. Từ đây ông ta thành lập thuyết hấp dẫn, nghĩa là hai vật A và B có trọng khối hút lẫn nhau bằng một lựctỉ lệ với trọng khối của chúng. Qua nhiều thời đại, thuyết hấp dẫn đều được thực tế chứng minh là đúng, chẳng những đối với các vật nhẹ như trái banh, hay trái chuối, mà còn các vật lớn như phi thuyền, trái đất, hay các hành tinh khác.Khi đó nótrở thànhluật vạn vật hấp dẫn.Nếu thuyết vạn vật hấp dẫn bị vấp ngã trong một vài trường hợp nào đó, người ta cần phải trở lại ban đầu để điều chỉnh các giả thuyết, có thể phải thay đổi mô hình để lý thuyết đó được phản ảnh thực tế hơn.
Thuyết Tiến Hóa (TTH) cũng được hình thành theo một phương pháp luận tương tự
Thuyết Tiến Hóa (TTH) cũng được hình thành theo một phương pháp luận tương tự như vậy. Nhờ vào sự nghiên cứu các giống gia súc như chim bồ câu, chó, thỏ, gà vịt, v.v.và các cây trồng, Darwin tin rằng tất cả các giống gia súc hiện nay đều xuất xứ từ các giống hoang tương ứng. Lấy thí dụ là các loài bồ câu nhà. Tác giả cho rằng chúng đều xuất xứ từ một loài bồ câu hoang, gọi là "bồ câu đá" (rock-pigeon) vìnăm lý do, trong đó có hai lý do là tác giả bài này cho là quan trọng: 1- Tất cả các giống bồ câu nhà mặc dù khác nhau vẫn có thểgiao hợp vớinhau. 2- Có nhiều giống bồ câu không có màu lông giống loài bồ câu đá, nhưng khi cho giao hợp với nhau thì con của chúnglại có màu lông của loài này [2].Từ sự nghiên cúu các loài gia súc này, Darwin dùng phép qui nạp kết luận rằng chúngđềuxuất xứ từ các thú hoang. Từ đó ông đi xa hơn nữa, dùng phép ngoại suy để đi tới kết luận rằng các loài trong thiên nhiên, mặc dù bề ngoài có vẻ khác nhau,đều xuất xứ từ một loài cha mẹ nào đó có trước. Nếu tiếp tục đi ngược chiều thời gian thì chỉ có một hay một số ít loài nguyên thủy,là cha mẹ của mọi loài, do Đấng Tạo Hóa tạo ra [3].Nền tảng của thuyết tiến hóa là: 1- Phải có các biến đổi nhỏ (hay biến dị- mutation) và 2- Cần có thời gian dài để tích lũy và củng cố các thay đổi nhỏ này thành thay đổi lớn. Hấp lực củaTTH làyếu tố thời gian vì thời gian có thể làm thay đổi mọi chuyện theo sự suy nghĩ của con người.
Theo tinh thần khoa học, THH của Darwin áp dụng cho các loài trong thiên nhiên cần phải được chứng nghiệm trong thực tế. Nếu một loài nhờ các biến đổi nhỏ tích lũy trong hằng triệu năm mà thành ra loài mới, thì chúng ta phải thấy trong thiên nhiên vô số các loài chuyển tiếp (transistional species) tồn tại. Các loài chuyển tiếp là loài mang đặc tính của cả loài cha mẹ và loài con cái. (TTH cho rằng các loài cá dưới biển tiến hóa thành động vật trên đất. Như vậy, loài chuyển tiếp là loài mang đặc tính của con cá sống trong nước thở bằng mang và của con thú sống trên cạn, thở bằng phổi.) Vì quá trình tiến hoá, theo Darwin, tiến hành trong thời gian rất dài, khi chết, các loài chuyển tiếp này phải để lại di tích trong các tằng địa chất, thể hiện cácđặc tính chuyển tiếp của nó. Nhưng thực tế chứngnghiệm ngược lại: Trong thiên nhiên chúng ta không thấyvô số các loài chuyển tiếpvàđịa chất học cũng không tìm thấy các di tích nào của cácloài này. Đây mộttrở ngại lớn cho thuyết Darwin. ông viết trong chương sáu của cuốn Nguồn Gốc Các Loài về trở ngại này rằng: "Trước hết, nếu các loài chuyển tiếp từ các loài khác bằng những thay đổi nhỏ tiệm tiến thì tại sao chúng ta lại không tìm thấy vô số những loài chuyển tiếp ở đâu cả? Tại sao các loài trong thiên nhiên lại không ở trong trạng thái lộn xộn mà lại rất đặc thù?" (First, why, if species have descended from other species by fine gradations, do we not everywhere see innumerable transitional forms? Why is not all nature in confusion, instead of the species being, as we see them, well defined?)
Tuy vậy, trong hồ sơ địa chất, vẫn có một, và chỉ một con mang đặc tính của cả hai loài. Đó là con vật có tên là Archaeopteryx (Xin xem Hình 1). Di tích địa chất của con vật nàycho chúng ta biết convật có cánh, và đuôi, bao phủ bởi lông ống. Cánh và đuôi có lông ống là chỉ dấu của con chim. Con vật này còn có hàm với răng chứ không có mỏ, đuôi có nhiều xương, vàtrên cánh và chân có móng vuốt. Đây là chỉ dấu của con bò sát.Các nhà tiến hoá cho rằng đây là bằng chứng hùng hồn nhất của thuyết tiến hóa, cho rằng, loài bò sát tiến hóa thành chim, và conArchaeopteryx là loài chuyển tiếp giữa hai loài này.
Hình 1.- Di tích của con Archaeopteryx
Tuy vậy, con Archaeopteryx có thật sự là bằng chứngchoviệc loàibò sát nhờ một biến dị nào đó, mọc cánh và bay thành chim? Chúng ta hãy làm một thí nghiệm tư tưởng sau: Giả thử một ngàn năm sau, loài người tàn hại nhau đến diệt chủng. Tất cả các loài sinh vật trên mặt đất cũng vì ô nhiễm mà chết hết, chỉ còn loài người máy sống sót mà thôi. Loài người máy trong khi đào xới các tầng địa chất để tìm hiểu quá khứ của trái đất khám phá ra hai "con vật" có chất liệu sắt giống mình. Một con (A) có hai cánh và hai chân hình tròn. Đâylà chỉ dấu của con vật biết bay. Còn con khác (B) cóhình thù như một chiếc hộp. Đây là chỉ dấu của con vật nổi và di chuyển được trên mặt nước.Sau đó chúng tìm thấy được có con vật khác (C) cũng có cánh nhưng chân không phải là hình tròn bằng cao-su mà cũng có hình hộp như con B. Con này vừa có chỉ dấu của con biết bay (A) và của con di chuyển trên mặt nước (B). Dựa vào điều tìm thấy này, loài người máy lập nên một thuyết tiến hóa cho rằng loài di chuyển trên mặt nước (B) nhờ vào một biến dị nào đó, từ từ mọc cánh để tiến hóa thành loài biết bay (A). Nhưng chúng không biết được rằng hơn một ngàn năm trước, con vật A được thiết kế để bay và đậu trên đất, gọi là máy bay; con vật B để chuyên chở trên nước, gọi là tàu; và con vật C được thiết kế để bay và đậu trên mặt nước, gọi là thủy phi cơ.Tuy conthủy phi cơmang đủ tính chất của máy bay và tàu, nó không là sản phẩm của sự tiến hoá nào hết.
Để giải quyết vấn đề bế tắt này (tức là không tìm ranhiều loài chuyển tiếp còn sống trong thiên nhiên và không tìm đượcnhiều di tích của chúng) Darwinđưa ra một lời giải thích như sau. ông cho rằng tài liệu địa chất như là một cuốn sách lịch sử của thế giới khôngđược bảo trì tốt; cho nên chử còn chử mất.Tệ hơn nữa cuốn lịch sữ này lạiđược viết bằng một ngôn ngữhay thay đổi. Nó chỉ còn lại chương chót, liên quan đến vài quốc gia mà thôi, là còn nguyên. Đây đó còn sót lại một vài chương ngắn, một chương lại chì còn một vài trang, một trang chỉ còn lại một vài chữ đó đây, mà ý nghĩa của chử này lại thay đổi tiệm tiến qua từng chương. Vì vậy chúng ta nghĩ rằng cuốn sách này dường như là thay đổi đột ngột, nhưng thật sự nó mô tả cho sự thay đổi từ từ của lịch sử loài người. (I look at the natural geological record, as a history of the world imperfectly kept, and written in a changing dialect; of this history we possess the last volume alone, relating only to two or three countries. Of this volume, only here and there a short chapter has been preserved; and of each page, only here and there a few lines. Each word of the slowly-changing language, in which the history is supposed to be written, being more or less different in the interrupted succession of chapters, may represent the apparently abruptly changed forms of life, entombed in our consecutive, but widely separated formations. On this view, the difficulties above discussed are greatly diminished, or even disappear.)[4] Khi viết lời này, Darwin so sánh một cách bóng gió lịch sử loài người với tài liệu địa tằng của các loài sinh vật, các chương, hàng, chử, v.v. của cuốn sách với các di tích khai quật, ngôn ngử viết sách với sự tiệm tiến của các loài, chương chót của cuốn sách với thế giới sinh vật hiện nay, các chương khác với thế giới sinh vật trước đây, v.v.
Thật sự Darwin không dùng thực tế địa chất để chứng nghiệm cho lý thuyếtcủa ông (vì thực sự thực tế chứng nhiệm ngược lại) mà dùng lý thuyết mà ông đang thành lập, và cần chứng nghiệm, để biện hộ cho sự thiếu thốn trong hồ sơ địa chất. Như vậy thay vì lý thuyết phải "đi theo" thực tế vì lý thuyết phải được thực tế chứng nghiệm, thực tế của Darwin phải đi theo lý thuyết của ông. Để nắm rõ vần đề hơn, chúng ta hãy nghiên cứu một thí nghiệm tư tưởng như sau:
Có hai người hàng xóm sống cách nhau một con lạch hẹp (một mét).ông A nói rằng ông có thể nhảy qua vườn ông B. Và ông A làm cho ông B xem trước mắt. Bây giờcon lạch này tự nhiên nới rộng ra hai mét. ông A vì tập luyện công phu cũng nhảy qua được. Bây giờ con lạch đó tự nhiênnới rộng bằngbiểnThái Bình Dương.Ấy vậy ông A vẫn khăng khăng là mình nhảy qua được. ông Bhỏi tại sao, thì ông A nói rằng:Trên con lạch này, có những trụ nổi cáchnhau khoảng một mét, và ông A dùng bànđạp để từ từ nhảy từng bước một qua bờ bên kia. ông B hỏi vậy chứ các trụ nổi đó ở đâu không thấy. ôngA nói, khi tôi nhảy thì nó hiện ra cho tôi bước lên, cònkhi tôi nhảy xong rồi thì nó biến mất không còn dấu tích gì![5] Trong thí dụ này, con lạch một mét làsự khác biệt giữa cácgiống bồ câu; vìhẹp nên bồ câu có thể thay đổi được, để thành ra nhiều giống khác, muôn màu, muôn sắc). Thái Bình Dương là sự khác biệt giữa các loài trong thiên nhiên (như loài cá dưới biển và loài bò sát trên cạn.Sựthay đổi của con chó lông xù để trở thành con chó mực gọi là tiến hóa vi mô (vi là nhỏ). Sự tiến hóa của loài cá biển để thànhloài bò sát trên cạngọi là tiến hóa vĩ mô (vĩ là lớn).Sự chúng ta quan sát thấy có tiến hóa vi mô, không có nghĩa là chúng ta có thể ngoại suy là có tiến hóa vĩ mô. Trên bình diện nhỏ,cần có những du di để thiên nhiên có thể thay đổi để thêmphần phong phú. Tuy vậy, cũng cần có những luật cố định trên bình diện lớn để giềng mối của vũ trụ được bền vững không náo loạn. Thiên nhiên cho phép những biến dị nhỏ để con người có thể nuôi giống thành nhiều loại gia súc có màu sắc khác nhau. Nhưng thiên nhiên vẫn có luật di truyền cố định để giữ gìn giềng mối của các loài.Từ trước đến giờ mặc dù có con chó lông xù, con chó mực, con chó cụt đuôi, v.v. nhưng con chó vẫn là con chó, con mèo vẫn là con mèo. Hailoài này không tiến hóa thành lẫn nhau,và cũng không tiến hoá đi đâu cả.
Do đó, Thánh Kinhdạy rằng Đức Chúa Trời tạo dựng ra các loài, loài nào theo loài đó (Sáng Thế Ký chương 1, câu 12, 20-25). Lời dạy này là điều xảy ra trong thực tế trên bình diện vĩ mô.
Lê Anh Huy
Tài liệu tham khảo
1- Lê Anh Huy, Quan điểm siêu hình của Darwin, http://hoptinhhoply.net/read.php?Article_ID=224
2- Charles Darwin, The Origin of Species, Random House, page 44 (1993)
3- Darwin, page 649
4- Darwin, page 443
5- Michael J. Behe, Darwins Black Box, The Free Press, page 14 (1996)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!