Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

Thuyết tiến hóa: Các cơ quan hoàn chỉnh

Trước đây chúng tôi đã có bàn tới chướng ngại thứ nhất cho thuyết tiến hoá (TTH): Đó là sự thiếu vắng các di tích trong địa tằng của các loài chuyển tiếp.Các loài này, theoTTH, mang đặc tính của cả loài trước và loài sau nó, là bằng chứng của sự thay đổi tiệm tiến từ loài này sang loài khác do sự tích lũy của các biến dị trong một quảng thời gian dài [1].


Trong bài này chúng tôi bàn tớichướng ngại thứ hai của TTH: Đó là sự hiện hữu của các cơ quan cực kỳhoàn chỉnhtrong sinh vật. Các cơ quan này như các bộ máy tinh vi,là tổng hợp của nhiềubộ phận con khác, nối kết vào nhau,hoạt độngliên đới nhịp nhàng. Một trong các cơ quan này là con mắt đã được chúng tôi bàn đến trong bài tham khảo [2]. Nhìn khái quát, theo TTH, con mắt là sản phẩm tiến hoá từ một cơ quan thị giác khác đơn giản hơn. Muốn trở nên phức tạp như con mắt người, thì con mắt đơn giản đó trước hết phải có nhữngđột biến. Quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những biến dị có lợi, và sa thải đibiến dị bất lợi. Mỗi lần thay đổi một chút, qua thời gian dài, từ một cơ quanthị giácđơn giản đầu tiên trờ thành con mắt phức tạp như ngày hôm nay.Thuyết tiến hoá đứng trước một cơ quan hoàn chỉnh như con mắt, phải có câu trả lời cho các luận cứ sau đây:

1- Con mắt là tổng hợp của nhiều bộ phận con như: thấu kính, con ngươi, võng mô, cơ mắt, v.v. Mỗi bộ phận con đó có chức năng riêng theo thứ tự tươngứngnhư sau: thu nhập ánh sáng, điều chỉnh độ sáng, hội tụ tia sáng, di động tròng mắt, v.v. Các bộ phận con này hoạt động phụ thuộc, ăn khớp lẫn nhau như một cổ máy. Các bộ phận con của cổ máy đó nối kết với nhau bằng các đinh," "ốc," "bù lon," v.v. Một bộ phận con hư hỏng sẽ làm hại đến các bộ phận khác.Một con đinh ốc sai kích thước sẽ không nối kết được các bộ phận con khác. Các bộ phận con này không thể nào tiến hoá từ các bộ phận con khác, ít hoàn chỉnh hơn, kém hiệu năng hơn, có kích thước khác hơn; các đinh ốc nối kếtcác bộ phận con không thể nào tiến hóa từ các đinh ốc dài hơn hay ngắn hơn, hay cókhương tuyến lệch kích thước được.Tất cả các thành phần của cổ máy này phải có đúng kích thước và chức năng thiết kế từ trước để khi được ráp vào nhau, chúng mới có thể hoạt động ăn khớp được.

Giáo sư vi sinhhọc Michael Behe tóm gọn sự ăn khớp của các thành phần của một bộ máy sinh học quakhái niệm gọi là "sự phức tạp bất khả giảm" (irreducible complexity). Để minh hoạ cho khái niệm này, ông lấy cái bẩy chuột làm thí dụ. Một cái bẩy chuột cần có các bộ phận sau đây để hoạt động:1- Một bản gỗ làm bàn đế, 2-Một búa sắt để đập con chuột, 3- Một lò xo để làm sức bật cho cái búa, 4- Một cái chốt đểgài cái búa vào bàn gổ, và là cái cò để bật lò xo,và 5- Một thanh sắtnối cái búa và cái chốt. Con chuột khi đánh hơi đồ ăn mon men tới cái bẩy, dẫm lên cái chốt, cái chốt nhả ra, thế năng của lò xo sẽ đổi thành động năng đập cái búa xuốngcon chuột. Tất cả các bộ phận con này cần phải hoàn chỉnh trong vai trò của nó, phối hợp nhịp nhàng với nhau, để cái bẩy chuột hoạt động hữu hiệu. Thiếu một bộ phận con này, hay một bộ phậnnào đó bị hư hỏng, hay trục trặc, hay thiếu kích thướcthì toàn bộ cái bẩy chuột sẽ vô dụng.Một miếng gỗ, một miếng sắt không thể nào tiến hoá tiệm tiến để tự ghép nối để thành một cái máy con, gọi là bẩy chuột hoạt động hoàn chỉnh như thế được.Một sợi giây sắt không thể nào tiệm tiến thay đổi để trở thành cái lò xo. Tương tự như vậy, con mắt không thể nào tiến hoá tiệm tiến để từ một cơ quan thị giác đơn giản hơn thành con mắt phức tạp của con người.

2- TTH đã thất bại trong việc vạch lên một lộ trìnhcho sự hình thành của một bộ phận tinh vi và hoàn chỉnh là con mắt. Vì vậy, Darwinđã phải thú nhận như sau:

"Tôi phải thú nhận rằng thật là kỳ cục khi nói rằng con mắt, với những chức năng kỳ diệu không có cái gì sánh được, như khả năng thay đổi độ hội tụ cho hợp với khoảng cách khác nhau, khả năngthu nhập lượng ánh sáng khác nhau, và khả năng điều chỉnh cho phù hợp với sai biệt về độ cầu và màu sắc, là sản phẩm của quá trình chọn lọc thiên nhiên." [4]

(To suppose that the eye, with all its inimitable contrivances for adjusting the focus to different distances, for admitting different amounts of light, and for the correction of spherical and chromatic aberration, could have been formed by natural selection, seems, I freely confess, absurd in the highest possible degree.)

Tuy vậy Darwin vẫn chưa bỏ cuộc. Thay vì vẻ nênmột lộ trình tiến hoá của con mắt,ông chỉ cho người ta thấynhiều sinh vật đương thời có các cơ quan thị giác khác nhau, từ đơn giản đến phức tạpvà gọi đó là bằng chứng của sự tiến hoá của con mắt. Các cơ quan thị giác đólà quang tiếp (photoreceptor) của con jellyfish, mắt hình cái ly của con limpets sống trong biển, và con mắt với thấu kính của con ốc sên biển [5].Ba cơ quanthị giácnày có mức độ phức tạp đi từ thấp đến cao theo thứ tự liệt kê trên.Vì vậy, nên theo Darwin,con mắt chắc phải tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp theo thứ tự như vậy.

Lýluận này vấp vào nhiều chướng ngại lớn:

- Trước hết, câu hỏi căn bản nhất vẫn chưa được trả lời: Đó là thịgiác từ đâu mà có?Bằng cách nào thị giác tiến hoá từ chổ không thành chổ có?

- Thứ hai, ba loại cơ quan mắt nói trênhiện hữu đồng thời (thời điểm bây giờ). Chúng phù hợp với nhu cầu của từng sinh vật.Chúng không nóigì về một quá trình lịch sử (thời gian trôi chảy từ quá khứ đến hiện tại) để có thể chứng minh con mắt đã tiến hoá như thế nào.Chúng tôi lấy thí dụ sau đây để minh họa cho lập luận của chúng tôi:

Một người đứng trước một tiệm bánh thấy ba loại bánh khác nhau.Loại đơn giản nhấtgọi là bánh bông lan. Loại này nhỏ,đựng trong ly giấy nhỏ, không có trang hoàng gì cả. Loại thứ haigọi là bánh sinh nhật. Loại nàyphức tạp hơn, đẹp đẽ hơn vì có kem bao phủ toàn bềmặt và có chữ "Chúc Mừng Sinh Nhật"được vẽ bằng kem màu trên mặt bánh. Loại thứ baphức tạp nhất, giống như loại 2, nhưng có nhiều tầng, có bắt kem chữ, đọc là:"Chúc Mừng Tân Hôn." Trên mặt bánh có hình nộmtí hon của một cặpvợ chồng mới cưới đang khiêu vũ.

Có thể nào người mua bánh, khi nhìn vào ba loại bánh này, cho rằng bánh bông lan tiến hóa thành bánh cưới? Mặc dù ba loại này sắp thứ tự từ đơn giảnđến phức tạp, nhưng chúng hiện hữu đồng thời. Người làm bánh nấu ba loại bánh khác nhau cho ba mục đích khác nhau: bánh bông lan để ăn sáng, bánh sinh nhật dùng vào sinh nhật, và bánh cưới dùng trong tiệc cưới.Người nấu bánh dùngmột số nguyên vật liệu chung, như bột mì, trứng, men, đường, v.v. đểnấu bánh. Sau đó, ông dùng kem, trái cây, và đồ trang sức để trang hoàng bề mặt khác nhau. Nhưng thực tế chẳng có cái bánh nào tiến hoá thành cái bánh nào cả.

Nói tóm lại,sự hiện hữu của những loại cơ quan thị giác đương thời từ đơn giản tới phức tạp không chứng minh được gì hết cho quá trình tiến hóa từ thấp đến cao.

Tài liệu tham khảo

1- Lê Anh Huy, Thực Tế Có Chứng Nghiệm Chủ Nghĩa Darwin Không, http://hoptinhhoply.net/read.php?Article_ID=233


2- Nguyễn Lê ân Điển, Thị Giác, http://hoptinhhoply.net/read.php?Article_ID=156


3- Michael J. Behe, Darwins Black Box, The Free Press, page43 (1996)


4-Charles Darwin, The Origin of Species, Random House, page227 (1993)

5- Micheal J. Behe, p. 17


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!