Nguyễn Xuân Hùng
*. Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2001
Trong số các tôn giáo ngoại nhập hiện diện tại Việt Nam, đạo Tin Lành có lịch sử du nhập muộn nhất(1). Cho đến nay, nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử truyền giáo của tôn giáo này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong bài viết này chãng tôi sẽ bàn về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin Lành tại Việt Nam. Vấn đề không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngôn ngữ, dịch thuật mà còn liên quan đến đặc điểm, tính chất, diễn biến truyền giáo của tôn giáo này tại Việt Nam thời kì đầu.
1. Thuật ngữ Tin Lành và những vấn đề đặt ra
Về nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ Tin Lành, nữ giáo sĩ H.H. Dixon đã giải thích từ đầu những năm 30 thế kỉ XX như sau: "Tin Lành có ý nghĩa là tin tức tốt lành và vui vẻ báo cho người ta biết. Theo tiếng Pháp "tin " là "nouvelles" và "lành" là "bonnes", vậy Tin Lành là " bonnes nouvelles". Tân Ước được chép bởi các sứ đồ bằng tiếng Gê -réc, trong tiếng Gê - réc Tin Lành là "evaggelion"(2). Tiếng Pháp và tiếng Anh đã lấy tiếng Gê - réc và hay dùng chữ này mà cắt nghĩa về các Tin Lành... Mạng lịnh của Đức Chãa Jêsus là các tín đồ nên đi khắp cả thế gian, giảng các Tin Lành. Vậy, chãng ta là Hội "Tin Lành..."(3).
Sau này, các sử gia Tin Lành người Việt cũng nhấn mạnh sự giải thích trên, đặc biệt Mục sư Phạm Xuân Tín đã dành ra vài trang sách để định nghĩa thuật ngữ Tin Lành trên quan điểm thần học theo các nội dung như vậy(4).
Tuy nhiên, xung quanh tên gọi Tin Lành còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, cần bàn tiếp đó là:
- Trong sách báo Tin Lành tại Việt Nam, ngoài danh từ Tin Lành, nhiều khi ta còn gặp thuật ngữ "Cơ Đốc giáo" (Christianity) được dùng để chỉ tôn giáo này mà không bao hàm cả Công giáo và Chớnh Thống giáo. Tín đồ Tin Lành còn gọi mình là "Cơ Đốc nhân" (Christian), tổ chức Giáo hội của họ được định nghĩa là một "Cơ Đốc giáo hội"(5) (Christian Church).
- Trong khi đó, trên thế giới, thuật ngữ thường dùng để chỉ tôn giáo này là Protestantism (Anh), Protestantisme (Pháp) mà dịch nghĩa là: đạo Thệ phản (theo âm Hán Việt), đạo Chống đối, nhưng tại sao lại không được Giáo hộiTin Lành tại Việt Nam sử dông?
- Có gì khác biệt giữa Kinh Thánh Công giáo và Kinh Thánh Tin Lành? Việc dịch Kinh Thánh của hai đạo này tại Việt Nam khởi đầu từ thời gian nào? Tên gọi Tin Lành trở thành phổ biến từ bao giê và sự liên hệ tới tên gọi của tổ chức giáo hội này tại Việt Nam ra sao?
Đó là những khớa cạnh của vấn đề mà chãng tôi sẽ trình bày dưới đây.
2. Từ trong lịch sử đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành ra đời từ Phong trào Cải cách tôn giáo tại Âu Châu thế kỉ XVI. Đây là kết quả tất yếu của mâu thuẫn đối kháng gay gắt giữa một bên là các thế lực, trật tự phong kiến lỗi thời, trì trệ, nớu kéo (mà Giáo hội Công giáo La Mã lãc đó là đại diện) và bên kia là các tầng lớp, giai cấp xã hội mới đang trỗi dậy đòi hái quyền lợi về kinh tế, chớnh trị, văn hóa, tôn giáo cho mình. Cách riêng, về mặt tôn giáo, mục đớch của Cải cách là phá bá những ràng buộc nặng nề của thần quyền và tổ chức Giáo hội cũ, xây dựng một Giáo hội"rẻ" hơn, nghi thức đơn giản, nhẹ nhàng hơn, đáp ứng tối đa sự tự do cá nhân mà con người thời xã hội tư sản đòi hái. Bởi vậy, luận điểm chung mà các nhà cải cách đưa ra là: Cơ Đốc giáo là đạo chân chớnh duy nhất của Đức Chãa Trời, do sự lạm dông, sai lạc quá đáng của Giáo hội Công giáo thời Trung cổ mà đạo bị tha hóa, biến chất nên phải cải cách, phải trở lại với tinh thần Cơ Đốc giáo sơ khai thời các Sứ đồ(6), v.v...
Kinh Thánh được coi là cơ sở để xõy dựng học thuyết, giáo lớ của tôn giáo cải cách này và có quan hệ trực tiếp tới chủ đề bài viết, thiết tưởng nên dừng lại để phân tích.
2.1. Kinh Thánh trong mối quan hệ với Cải cách(*).
Các nhà cải cách nhấn mạnh rằng Kinh Thánh là cơ sở duy nhất để xây dựng Đức Tin, bác bá sự phô thuộc vào truyền thống giáo hội và quyền bớnh Giáo Hoàng. Vậy ngay trong khái niệm Kinh Thánh có nét gì cách tân, cải cách?
Đối với Giáo hội Công giáo cho đến cuối thời Trung cổ (và cả sau này...), quyền giải thích Kinh Thánh là độc quyền của Giáo hội. Để tránh sai lạc, Giáo hội chỉ cho lưu hành và công nhận Kinh Thánh bản tiếng Latinh của Jérôme (347 - 420), (tức bản Vulgata). Song tình trạng được mô tả là: "... Tiếng Latinh chẳng ai nói nữa... các thày tế lễ, linh mục phần lớn đều mù chữ. Sách thì hiếm và đắt, mua được cuốn Kinh Thánh cũng đắt như mua một ngôi nhà..."(7).
Các nhà cải cách sử dông triệt để tình trạng này để tiến hành cải cách. Họ phê phán cách hành văn của thần học kinh viện, chê văn dịch của Jérôme, v.v... và cho rằng phải dịch Kinh Thánh ra tiếng Tâng dân tộc và phổ biến cho mọi tín đồ để họ có thể đọc và hiểu lời Chãa. Việc dịch và phổ biến Kinh Thánh là công việc quan trọng của Cải cách được khởi đầu từ J. Wycliffe (1320 - 1384), D. Erasmus (1456 - 1536) cho đến M. Luther, J. Calvin sau này. Việc dịch này cũng phải thể hiện tính cải cách, nhấn mạnh sự trở về nguồn (Cơ Đốc giáo sơ khai). Bởi vậy phần Cựu Ước phải được dịch từ nguyên bản tiếng Hêbơrơ chứ không phải từ bản Bảy mươi(8), hay bản Vulgata, phần Tân Ước phải dịch trực tiếp từ tiếng Hy Lạp.
Nội dung Kinh Thánh cũng phải thể hiện tư tưởng cải cách: các sách gọi là Apocryphes trong Cựu Ước của Công giáo được đạo Tin Lành cho là Ngôy thư(9), không công nhận nú được "hà hơi", không đưa vào Kinh Thánh.
Phần Tân Ước, với 4 sách Tin Lành [tạm dịch từ Euangelion (Hy Lạp), Evangelium (Latinh), ộvangile (Pháp), Gospel (Anh)] kể về cuộc đời Chúa Jesus Christ được coi là từm điểm của Kinh Thánh. Các tín đồ cải cách đi đến đừu cũng giảng, thuyết về nội dung của nú, từ đú họ tự nhận mỡnh là ộvangộlique - người theo Phúc ừm, người theo Tin Lành(10). Tuy nhiên, cũng chớnh từ việc phổ biến rộng rãi Kinh Thánh, mỗi người tự đọc, tự hiểu Kinh Thánh theo cách riêng của mỡnh đã tạo cơ sở dẫn đến việc "mỗi người là một giáo phái" trong đạo Tin Lành sau này.
Đối lại, Giáo hội Công giáo tại phiên họp thứ 4 kỡ I năm 1546 của Công đồng Trentô (1545-1563) đã "ấn định kinh bộ gồm 72 quyển Cựu - Tân Ước, công nhận bản Vulgata là bản dịch chớnh thức, dành quyền giải thích Thánh kinh cho Giáo hội..."(11)
Như vậy, sự "hà hơi của Đức Chúa Trời" (hay núi theo ngôn từ Công giáo là sự "linh ứng của Thiên Chúa") vào Kinh Thánh Tin Lành và Kinh Thánh Công giáo cú sự khác nhau. Ngoài phần Tân ước với 27 sách được thừa nhận chung, phần Cựu Ước của Công giáo cú 46 sách (cú thể tính là 45 nếu hai sách Maccabées tính làm một), trong khi đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 39 sách.
Việc truyền giáo Tin Lành ở bất cứ nơi nào, theo truyền thống đều khởi đầu bằng việc dịch và phổ biến Kinh Thánh (kể cả Tâng phần nhá, lẻ), các tín đồ, nhà truyền giáo đều tuyên truyền, giảng Kinh Thánh, đặc biệt khởi đầu từ 4 sách Tin Lành (Phãc Âm).
Điều này gắn chặt với lịch sử truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam và sự ra đời tên gọi Tin Lành trong tiếng Việt.
2.2. Các danh xưng, tên gọi ra đời từ trong lịch sử đạo Tin Lành.
Năm 1517, Martin Luther (1483 - 1546) công bố bản luận cương 95 điểm chống lại Giáo hội Công giáo La Mã, mở đầu cho Phong trào Cải cách.
Năm 1529, tại Nghị hội Spira, nghị án về hành động li giáo của M. Luther, một phe đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Toà Thánh còn phe kia chống lại, bênh vực Luther và kớ vào bản Thệ ước phản đối (Protestation). Từ đây những người theo M. Luther được phớa Công giáo gọi là Protestant - những người chống đối. Từ đó, về sau xuất hiện thuật ngữ Protestantism.
Tuy nhiên, tên gọi này không được những người cải cách chấp nhận vì như vậy mang ý nghĩa tiêu cực, hạ thấp tổ chức Giáo hội của họ. Theo tính chất cải cách, đặc biệt xuất phát từ Kinh Thánh như đã phân tích ở trên, họ tự đặt tên cho cộng đồng của mình là Evangelische Kirche Deutschland (tiếng Đức), từ đây có tên gọi église évangélique (Pháp) (tạm dịch là Giáo hội hay Nhà thê Tin Lành). Cũng từ đây từ évangélique cũng được dùng phổ biến để chỉ tín đồ Tin Lành. Muộn hơn, phải đến cuối thế kỉ XVIII, thuật ngữ evangelische (Đức), évangélique (Pháp) mới xâm nhập vào ngôn ngữ Anglo - saxon trở thành evangelical (danh từ gốc là Gospel) và được sử dông rộng rãi(12). Đặc biệt tại Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX còn sôi động phong trào phấn hưng (Revivalism - thức tỉnh đức tin) hay còn có tên khác là phong trào Phãc Âm (The evangelical movement) với sự tham gia đông đảo của các giáo hội, giáo phái Tin Lành (cả xu hướng Luther và Calvin)(13).
Gần như đồng thời với M. Luther tại Đức, Phong trào Cải cách bùng phát và diễn ra triệt để hơn tại Thuỵ Sĩ với hoạt động của U. Zwingli (1484 - 1531) từ năm 1525 và đặc biệt là J. Calvin (1509 - 1564) từ năm 1536.
J. Calvin đã đạt được kết quả trong việc triệt để cải cách, hoàn thiện nguyên tắc, hệ thống tổ chức giáo hội mới. Có lẽ vì vậy mà các cộng đồng theo Calvin được gọi là églises Réformées - các giáo hội cải cách.
Cải cách tiếp diễn tại Anh muộn hơn tại Đức và Thôy Sĩ. Cho dù khởi đầu chỉ là một cuộc "li giáo" nhưng sau đó với tư tưởng của Luther và Calvin xâm nhập đã dẫn đến sự ra đời của Anh giáo (Anglicanism).
Từ cuối thế kỉ XVI cho đến tận thế kỉ XX, tại Châu Âu và Bắc Mỹ, trên cơ sở học thuyết Luther và Calvin, hàng trăm giáo phái, tổ chức Tin Lành mới ra đời với các tên gọi hết sức đa dạng. Có thể mang tên người sáng lập (vớ dô giáo phái Mennonite), hoặc nhấn mạnh về một luận điểm trong học thuyết, trong Kinh Thánh (vớ dô: Baptism, Pentecostism, Adventism, v.v..) hay h×nh thøc tæ chøc (The Salvation Army, Congregationalism, v.v...).
Tuy có tên gọi giáo phái, giáo hội khác nhau và được tổ chức riêng biệt nhưng tất cả tín đồ đều tự nhận mình là chréctien (Pháp), Christian (Anh) (Cơ Đốc nhân, người Cơ Đốc) hay evangelical (Anh), évangélique (Pháp) - (Người theo Phãc  m, người Tin Lành).
3. Sự hình thành và phổ biến tên gọi đạo Tin Lành tại Việt Nam
Cho đến nay có thể khẳng định rằng, chỉ đến năm 1911, khi các giáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (C.M.A)(14) đặt chân tới Đà Nẵng, lập trô sở truyền giáo thì việc truyền đạo Tin Lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu.
Sau một thời gian học tiếng Việt, công việc cấp bách đặt ra đối với các giáo sĩ C.M.A là phải dịch Kinh Thánh để truyền đạo.
3.1. Xung quanh việc dịch Kinh Thánh và tên gọi Tin Lành
Trước tiên cần nói rõ rằng: tiếng Việt bao hàm ngôn ngữ và chữ viết. Việc dịch Kinh Thánh ra chữ gì vào thời điểm đã nêu là nội dung cần tìm hiểu. Bởi vì, vào thời điểm đó, khi các giáo sĩ C.M.A tiến hành công việc này, chữ Hán và chữ Nôm tuy đang mất dần vai trò nhưng vẫn còn được sử dông, chữ Quốc ngữ đang hoàn thiện và phổ thông hóa.
Khoảng đầu thế kỉ XX, tổ chức Thánh Kinh Hội Anh quốc Hải ngoại(15) đã cử một vài nhân viên đến Đông Dương bán, tặng Kinh Thánh chữ Hán và chữ Nôm(16), tuy nhiên không gây được ảnh hưởng gì.
Điều bất ngờ và lớ thã là không phải giới Tin Lành đã dịch Kinh Thánh ra chữ Quốc ngữ và dùng từ Tin Lành đầu tiên. Việc này đã được một linh mục Công giáo là Cố Chớnh Linh thực hiện trước đó vài năm(17).
Trong Lời mở đàng cuốn Sấm Truyền mới (Tân Ước) xuất bản năm 1911, tác giả đã nhiều lần sử dông các từ "phãc âm", "tin lành", cô thể như: "Khi đến nhật kì Đấng Cứu Thế ra đời làm người thì Người xưng mình bởi trên lời mà xuống cho được giảng tin lành, truyền phãc âm, tiếng grécô gọi là "Evangeliô", vắn tắt là "Evan"...."(18). Tuy nhiên, chắc do sợ "phạm thánh" và sai lạc, nhan đề 4 sách mở đầu bằng từ Evangelium tác giả lại dịch rất rườm rà như sau: "Thánh Evan Chãa Jêsu KiRiXiTô cứ như lời ông Mattheô chép"(19) (tương tự như vậy là 3 sách còn lại). Bản Kinh Thánh của Cố Chớnh Linh đã được các giáo sĩ dịch giả C.M.A tham khảo khi dịch Kinh Thánh Tin Lành, thậm chớ các học viên đầu tiên của Trường Kinh Thánh Đà Nẵng (1921) còn dùng để học(20).
Công việc dịch Kinh Thánh Tin Lành được giáo sĩ W.C. Cadman (1883 - 1948) cùng với vợ là bà Grace Hazenberg khởi sự năm 1914 với sự giãp đỡ của một người Việt Nam gọi là ông Nho (có thể là một nhà Nho - N.X.H). Đến năm 1915, nhóm dịch giả này đã hoàn tất xong 4 sách Tin Lành (Mathiơ, Mác, Luca, Giăng) cùng với 3 sách nữa của Tân Ước ra chữ Quốc ngữ và chữ Nôm. 7 sách này năm 1918 được in tại Thượng Hải, phần chữ Nôm in tại Hà Nội (lẻ Tâng sách), và bắt đầu được phát hành.
Muộn hơn, từ năm 1918, giáo sĩ J.D. Olsen cùng ông Trần Văn Dõng (một dịch giả tại Nam Kú) đã tiến hành dịch nốt phần còn lại của Tân Ước. Năm 1922, toàn bộ Tân Ước được in tại Thượng Hải và phổ biến tại Việt Nam.
Từ năm 1919, gia đình W.C. Cadman cộng tác với học giả Phan Khôi (người sau này khởi xướng "phong trào thơ mới") tiến hành dịch phần Cựu Ước ra chữ Quốc ngữ, đến năm 1925 thì hoàn thành.
Cùng với sự thành lập Nhà in Tin Lành tại Hà Nội năm 1920, được sự trợ giãp của Thánh Kinh Hội Anh quốc Hải ngoại, năm 1926 toàn bộ Kinh Thánh Tin Lành (Tân - Cựu Ước) đã được xuất bản tại Hà Nội(21).
Như vậy, đến năm 1926, tại Việt Nam đã xuất hiện 2 bản dịch Kinh Thánh của Công giáo và Tin Lành, tuy nhiên sự phổ biến rất khác nhau. Bản của Cố Chớnh Linh không được phổ biến rộng ngay cả trong giới linh mục, chủng sinh. Linh mục Thiện Cẩm sau này đã viết: "Chãng (ta?) đã không được trực tiếp tiếp cận Kinh Thánh. Trước Vatican II, đặc biệt là cho tới khoảng đầu thập niên 50, trong các "tràng Latinh", các tiểu chủng sinh được dạy sao cho thông thạo tiếng Latinh để có khả năng dịch các thông điệp của Đức Giáo Hoàng! Thời đó, giáo huấn của Giáo hội, nói đãng ra là của Đức Giáo Hoàng hay của giáo triều, quan trọng hơn cả Kinh Thánh, bởi vì vào thời đó, hiếm ai có được bản dịch Kinh Thánh duy nhất do Cố Chớnh Linh dịch! Ai không đọc được tiếng Tây hay tiếng Latinh thì chẳng có Tân Ước mà đọc..."(22).
Về bản Kinh Thánh Tin Lành, cho đến tận bây giê, các sử gia Tin Lành vẫn còn dày vò, trăn trở vì đó chỉ là "bản dịch của bản dịch" mà thôi!(23). Theo nguyên tắc Cải cách, Cựu Ước phải được dịch từ nguyên bản tiếng Hêbơrơ, Tân Ước từ tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên trong nhóm phiên dịch chỉ có bà G. Hazenberg biết chãt ớt tiếng Hy Lạp, mà nếu biết họ cũng không thể chuyển tải nhuần nhuyễn sang tiếng Việt được(24).
Kết quả của "bản dịch của bản dịch" (dịch từ các bản tiếng Anh, Pháp, Hán và tham khảo Cố Chớnh Linh) không phải là áng văn chương xuất sắc lắm, còn chịu ảnh hưởng văn chương Hán học và từ ngữ địa phương miền Trung, miền Nam(25).
Tuy nhiên, với sự chuyển ngữ mạnh dạn, đặc biệt 4 sách Tin Lành được dịch là: Tin Lành theo Mathiơ (Mác, Luca, Giăng), được hỗ trợ bởi tổ chức Thánh Kinh Hội, in ấn số lượng lớn, cho, tặng và bán với giá rẻ, Kinh Thánh Tin Lành mau chóng được phổ biến để truyền giáo và đóng vai trò khá quan trọng trong việc ra đời tên gọi đạo Tin Lành tại Việt Nam.
3.2. Sự ra đời và phổ biến tên gọi đạo Tin Lành
Chuyện nguồn gốc, văn chương, chữ nghĩa chỉ là một phần của vấn đề, phần còn lại liên quan đến thực tiễn của quá trình truyền giáo.
Các giáo sĩ C.M.A buổi đầu khởi sự truyền đạo đã phải đối diện với những khó khăn nan giải. Tôn giáo mà họ mang tới thật xa lạ, dị biệt với môi trường xã hội, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của người dân bản địa.
Ngay cả đối với đạo Công giáo, tuy đã có mặt từ lâu, nhưng ngoài những tín đồ được dạy dỗ của mình, đối với bên ngoài họ vẫn là cộng đồng xa lạ, bớ hiểm. Có bao điều được đồn thổi, thêu dệt về nghi lễ và lối sống đạo của họ. Thậm chớ, xung quanh các tên gọi như: Giatô, Kitô, Cơ Đốc, Thiên Chãa, Công giáo, v.v... còn có sự tranh luận và sử dông khác nhau, cho đến gần đây(26).
Trong bối cảnh như vậy, việc các giáo sĩ tự xưng đạo mình là Cơ Đốc giáo (Christianity), hay "Cơ Đốc giáo cải cách" chỉ càng làm rắc rối thêm vấn đề mà thôi. Dân chãng đã không hiểu ngọn nguồn một đạo đến trước rồi, nay lại xuất hiện một đạo khác nói là "cải cách" từ đạo đó nữa. Do quá phức tạp nên họ đã đặt tên theo cách riêng của mình.
Người Nam Bộ thấy các giáo sĩ người Mỹ (Hội C.M.A) đi giảng đạo nên gọi là đạo Huê Kỳ, đạo Mỹ, đạo ngoại quốc.
Người miền Trung do thấy các giáo sĩ giảng đạo luôn nói tới Giatô Cơ Đốc (Jêsus
Ngoài ra, dân chúng còn gọi đạo này là "đạo bá ông, bá Bà" khi thấy các tín đồ theo đạo này bá thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Những tên gọi như trên khiến các giáo sĩ và tín đồ người Việt của đạo này rất bất bình. Vốn cầm trong tay các sách Tin Lành mới được dịch, đi đâu họ cũng giảng về cuộc đời chãa Jêsus. Tại các phòng giảng khi có người ngoài đến nghe và hái: đạo gì? Giáo sĩ và tín đồ đạo này thống nhất trả lời: Tin Lành đấy mà!(28). Từ đây tên gọi đạo Tin Lành bắt đầu được sử dụng.
Tuy nhiên, cho đến năm 1927, chỉ có 4326 người theo đạo ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, tên gọi đạo Tin Lành vẫn chưa được phổ biến và còn rất ớt người biết đến.
Tác động khác là từ phớa chớnh quyền thực dân Pháp. Do nhận thấy các giáo sĩ C. M. A. đến Việt Nam để giảng các sách Tin Lành nên họ gọi tổ chức này là "La Mission évangélique" và bắt buộc phải treo bảng "Mission évangélique" trước các cơ sở, phòng giảng. Năm 1927, khi các giáo sĩ C. M. A. lập ra tổ chức giáo hội cho tín đồ bản xứ, họ đã căn cứ theo đó dịch tên là "Hội Tin Lành Đông Pháp".
Năm 1928, bản điều lệ mang tên Hội Tin Lành Đông Pháp được đệ trình chớnh quyền Pháp và vua Bảo Đại để xin công nhận tư cách pháp nhân. Thêm vào đó, việc lập Nhà in Tin Lành tại Hà Nội và đặc biệt với sự ra đời tê Thánh kinh báo (năm 1931), tên gọi đạo Tin Lành được phổ biến và trở thành tên gọi phổ thông vào đầu những năm 30.
3.3. Tên gọi Tin Lành và mối liên hệ với tên của tổ chức giáo hội.
Năm 1957, Mục sư Lê Văn Thái lãc đó là Hội trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam qua thăm Mỹ bị các tín đồ Mỹ hái "sao Hội Thánh tại Việt Nam không lấy tên chung là Phước  m Liên Hiệp (C.M.A) mà lại lấy tên là HTTLVN?" Mục sư Thái trả lời "tôi cũng không biết nữa, nhưng chắc Chãa biết"(29). Thực ra thì vấn đề rất đơn giản. Tại Âu, Mỹ vấn đề tên gọi của tôn giáo này không đặt ra nữa, mối quan tâm của các tín đồ là tên gọi riêng của giáo hội, giáo phái mình để phân biệt với giáo hội, giáo phái khác (vốn qãa nhiều). Tại Việt Nam, trước chưa Tâng có tôn giáo này bởi vậy khi đã có được tên gọi, tín đồ dĩ nhiên phải dùng để gọi tổ chức giáo hội của tôn giáo mình.
Tên gọi Hội Tin Lành Đông Pháp(30) được sử dông tới năm 1942, sau đó đổi tên là Hội Tin Lành Đông Dương cho đến năm 1950 mới có tên chớnh thức là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Sự thay đổi tên gọi có liên quan đến tình thế chớnh trị Tâng thời kì. Chữ Thánh được thêm vào để nhấn mạnh tính chất thánh thiện, thiêng liêng, để phân biệt với các Hội thế tôc khác và được lớ giải bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Ekklésia trong Kinh Thánh. Tuy nhiên theo giáo sĩ J.D. Olsen thì chữ đó nên dịch là Hội chãng, còn từ Church (église) dịch đãng nghĩa là Giáo hội mà thôi(31). Trong bản song ngữ, "Điều lệ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam" ấn hành tại Sài Gòn năm 1958, phần tiếng Anh được dịch là: Constitution of The Evangelical Church of Vietnam(32).
4. Bàn về sự phổ thông hoá các danh xưng, tên gọi của đạo Tin Lành
Do chỉ coi Kinh Thánh là nền tảng duy nhất của đức tin và đường hướng hoạt động nên nhiều thuật ngữ xuất phát từ Euangelion (Hy Lạp) trong Kinh Thánh được dùng phổ biến trong đạo Tin Lành. Tuy nhiên, có điều đặc biệt là các thuật ngữ này chỉ được dùng để nhấn mạnh tính chất, tư tưởng thần học, v.v... mà chưa Tâng trở thành tên gọi chung của tôn giáo này tại Âu - Mỹ(33).
Đối với các tín đồ của tôn giáo này, một luận điểm rất được phổ biến mang ý nghĩa nhấn mạnh sự chân chớnh duy nhất của họ là: Chỉ có một đạo chân chớnh duy nhất của Chãa Jêsus Christ với tên là Christianity/ Christianisme (Kitô giáo, Cơ Đốc giáo)(34). Bởi vậy, không có gì là khó hiểu khi tín đồ Tin Lành tại Việt Nam còn gọi tôn giáo của mình là Cơ Đốc giáo, xưng mình là Cơ Đốc nhân.
Tuy nhiên, tên tự gọi Cơ Đốc giáo (Christianity) không đưa đến sự phân biệt chớnh xác, bởi vì từ lâu trên thế giới thuật ngữ này đã được thừa nhận là tên gọi chung của các giáo hội cùng thê Chãa Jêsus Christ. Các sử gia, nhà thần học Tin Lành cũng đã tìm tòi và đưa ra nhiều sự giải thích về thuật ngữ mà một trong số đó thường được sách báo Tin Lành Việt Nam sử dông là thuật ngữ Cơ Đốc giáo Cải cách. Theo chãng tôi cách gọi này là chớnh xác và đầy đủ hơn.
Trong khi đó, như là một sự trớ trêu và nằm ngoài ý muốn của giới chức Tin Lành, thuật ngữ Protestantism (vốn khởi đầu do phớa Công giáo đặt ra) lại phổ biến và trở thành tên gọi thông dông của đạo này trên toàn thế giới. Điều này khiến cho các học giả Tin Lành, vì muốn tránh cho người đọc khái nhầm lẫn, nên cũng buộc phải dùng tên gọi đó trong các ấn phẩm của mình. Cô thể, tại Việt Nam, cho dù không thừa nhận và dịch nghĩa sang tiếng Việt, nhưng trong các ấn phẩm bằng tiếng Anh, giáo sĩ E.F. Irwin và Mục sư Phạm Xuân Tín đã sử dông danh từ Protestantism(35). Bà giáo sĩ H.H. Dixon, thậm chớ đã cố gắng giải thích theo hướng như sau: "... Thời kì đó người ta bắt đầu dùng chữ Protestant; ý nghĩa chữ đó là "không chịu, không hiệp ý và phải chống cự..."(36).
Trở lại với tên gọi đạo Tin Lành theo chãng tôi, chỉ có tại Việt Nam, do việc dịch Kinh Thánh và do điều kiện, bối cảnh truyền giáo khá đặc biệt chi phối (đã phân tích ở trên) mới ra đời tên gọi đạo Tin Lành.
Theo thời gian, các tín đồ Tin Lành tại Việt Nam cũng hiểu tên gọi đạo Tin Lành đã trở thành tên gọi chung của một tôn giáo bao gồm nhiều giáo hội, giáo phái khác nhau hợp thành, bởi chớnh ngay "Mẫu Hội" C.M.A đã là tổ chức truyền giáo đa giáo phái(37). Cũng như vậy, tên gọi Protestantism cho đến nay đã được đông đảo giới học giả, nghiên cứu quốc tế thừa nhận.
Ngày nay, trong sự chuyển ngữ từ tiếng Việt ra tiếng Anh, Pháp, tên gọi đạo Tin Lành đều được dịch là Protestantism, Protestantisme.
Chãng tôi hoàn toàn tán thành định nghĩa khoa học của các học giả Pháp và Liên Xô (cũ) về tên gọi Protestantisme (đạo Tin Lành) theo các nội dung chớnh như sau:
Đạo Tin Lành (Protestantisme) là một trong ba dòng phái chớnh của Kitô giáo, ra đời từ trong phong trào Cải cách tôn giáo, tách ra từ Giáo hội Công giáo tại Châu Âu thế kỉ XVI. Tin Lành là tên gọi chung của một tôn giáo bao gồm nhiều giáo hội, giáo phái độc lập khác nhau, cô thể như: các
cộng đồng tiền Cải cách (Waldennes, Alberginses), các giáo hội ra đời từ Cải cách (Luthơ giáo, Can vanh giáo, Anh giáo), các giáo phái ra đời nối tiếp cuộc Cải cách và từ tư tưởng M. Luther, J. Calvin: Baptism, Metodism, Adventism, v.v...(38).
Mỗi một danh xưng, tên gọi từ khi xuất hiện vốn lại có số phận riêng, đời sống riêng của mình. Ngày nay, tên gọi đạo Tin Lành đã trở thành tên riêng phổ biến tại Việt Nam, Nhà nước ta đã công nhận 2 tổ chức Giáo hội Tin Lành là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Chớnh vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của tôn giáo này là vấn đề khoa học đang thu hãt sự quan tâm của nhiều người./.
Chú thích:
1. Ngày 03/04/2001, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã tổ chức lễ kỉ niệm "90 năm Tin Lành đến Việt Nam" (1911 - 2001).
2. Tiếng Gê - réc (phiên âm) tức tiếng Hy Lạp, chữ "evaggelion" có lẽ tác giả viết sai hoặc lỗi in, thực ra là "euangelion". N.X.H.
3. H.H. Dixon. Hội Thánh: Đặc sắc của Hội Thánh. Mấy tên của Hội Thánh. Lược sử Hội Thánh. Nhà in Hội Tin Lành Đông Pháp, Hà Nội, 1932, tr. 31 - 32.
4. Xem: Mục sư Phạm Xuân Tín. Lược sử Giáo hội Tin Lành Việt Nam. Nha Trang, 1981, tr. 6 - 7 (lưu hành nội bộ trong cộng đồng Tin Lành).
5. Xem: Mục sư Phạm Xuân Tín. Tìm hiểu Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Nhà in Tin Lành, Sài Gòn, 1957, tr. 5.
6. Ngay tại Việt Nam, mặc dù ngại bị kiểm duyệt và sợ đông chạm đến Giáo hội Công giáo nhưng tác giả H.H. Dixon cũng viết: "Thật là thời kì tối tăm". (Sđd, tr. 46 - 47), Mục sư Phạm Xuân Tín thì dùng hình ảnh "dòng nước đạo bị mê đôc" - (Lược sử Giáo hội... Sđd, tr. 10).
*. Thuật ngữ Cải cách (viết hoa) mà chãng tôi dùng ở đây tương đương với các thuật ngữ nước ngoài The Reformation, La Reforme... dùng để chỉ Phong trào Cải cách tôn giáo diễn ra ở Châu Âu thế kỉ XVI.
7. Alice Parmelee. Lược sử Hội Thánh. Viện Thần học Việt Nam xuất bản, California, 1993, tr. 132.
8. Bản Bảy mươi. Septante (LXX). Tương truyền được 70 nhà hiền triết Do Thái dịch ra chữ Hy Lạp.
9. Xem. J.D. Olsen. Thần Đạo Học. Nhà in Tin Lành, Sài Gòn, 1958, T.1, tr. 30. Các sách Apocryphes gồm 7 cuốn, đó là: Judith, Tobie, 2 sách Maccabées, Sagesse, Ecclésiastique, sách của Baruc.
10. évangélique (tiếng Pháp) vừa là danh từ chỉ người, vừa là tính từ.
11. Linh mục Bùi Đức Sinh. O.P. Lịch sử giáo hội Công giáo. T.2, Chân lớ xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr. 72.
12. Xem: Encyclopedie du Protestantisme. Cerf/ Labor et Fides, Genốve, 1995, p. 511.
13. Sđd, p. 551.
14. C.M.A viết tắt của: The Christian and Missionnary Alliance - Một tổ chức truyền giáo đa giáo phái từ Mỹ.
15. Tên tiếng Anh: British and Foreign Bible Society. Thường được giới Tin Lành Việt Nam gọi là "Thánh Thơ Công Hội".
16. Tác giả Đỗ Hữu Nghiêm cã viết rằng Thánh Kinh Hội đó dịch "sách Tin Lành theo Thánh Luca" ra tiếng Việt từ 1890, tuy nhiên không nãi rừ dịch ra chữ gỡ, theo chúng tôi cã lẽ là chữ Nôm.
17. Bất ngê vì cho đến thời điểm này, Giáo hội Công giáo theo tinh thần Công đồng Trentô (1546) chỉ công nhận và sử dông Kinh Thánh tiếng Latinh, bản Vulgata.
18. Cố Chớnh Linh. Sấm truyền mới (Tân ước). Q. 1, song ngữ Latinh - Việt. Nxb Narareth, Hong Kong, 1911, tr. 3.
19. Cố Chớnh Linh. Sđd, tr. 5.
20. Xem: Mục sư Vũ Văn Cư. Thần học qua các diễn biến của lịch sử. Thánh Kinh nguyệt san, tháng 11/1971, tr. 11.
21. Xem: Mục sư Lê Hoàng Phu. Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911 - 1965). Trung tâm Nghiên cứu Phãc âm, Sài Gòn, 1974, tr. 47.
22. Linh mục Thiện Cẩm. Thần học á châu. Nguyệt san Công giáo và Dân tộc. Số 67, 7/2000, tr. 25. (Sau Công đồng Vatican II, việc dịch Kinh Thánh mới được Giáo hội Công giáo chã trọng. Có lẽ do danh từ "Tin Lành" đã được giáo hội Tin Lành dùng và trở thành phổ biến, các dịch giả Công giáo đã tránh và sử dông danh từ "Phãc âm" và sau này là "Tin Mừng" để diễn đạt. N.X.H).
23. Xem: Mục sư Phạm Xuân Tín. Lược sử... Sđd, tr. 72 (sau này, bản dịch Tân ước đã được Giáo hộiTin Lành nhuận chớnh lại năm 1954. N.X.H.)
24. Mục sư Lê Hoàng Phu sau này đã nói rõ điều này trong một bài trả lời pháng vấn phóng viên Linh Lực - Tạp chớ Tin Lành Hải ngoại tại Mỹ.
25. Vớ dô: - Evangile, Gospel ngoài từ Tin Lành, còn được dịch là Phãc âm (âm Hán Việt), tiếng miền Nam "phúc" đọc thành "phước", từ đó có tên lớp học "Phước âm yếu chỉ".
- Kinh Thánh được dịch qua chữ Hán là Thánh Thư, tín đồ đọc "thư" thành "thơ", từ đó gọi Thánh Kinh Hội là "Thánh thơ Công hội", Thánh Ca thì được gọi là "Thơ Thánh có nốt đên".
26. Trong bài viết có sử dông thuật ngữ Cơ Đốc giáo, liên quan đến các tên gọi này, tuy nhiên do phạm vi bài viết có hạn, chãng tôi không thể đi sâu phân tớch.
Christ dịch qua Hán văn) bèn gọi họ là ông Giatô, Thầy Giatô và đạo Giatô.
ở miền Bắc, có tên gọi đạo lạc, đạo rối, đạo Thệ phản, chắc là từ phớa Công giáo(27).
27. Xem: Mục sư Lê Văn Thái. Bốn mươi sáu năm trong chức vô. (Hồi kớ) Cơ quan xuất bản Tin Lành, Sài Gòn, 1971, tr. 19.
28. Xem: Mục sư Phạm Xuân Tín. Đời tận tuỵ. Sài Gòn, 1960, tr. 43.
29. Mục sư Lê Văn Thái. Sđd, tr 20 (C.M.A thường được giới Tin Lành Việt Nam dịch là Hội Truyền giáo Phước Âm Liên Hiệp. N.X.H.)
30. Tên tiếng Pháp: église évangélique de L' Indochine Fran⎜aise. Tên tiếng Anh: The Evangelical Church of Frech Indochina, Hội Tin Lành Đông Dương - tiếng Anh là The Evangelical Church of Indochina.
31. Xem: J.D.Olsen. Thần Đạo Học. Sđd, tr. 767 - 768, mục định nghĩa Hội Thánh (Church, église còn có nghĩa đen là Nhà thê).
32. HTTLVN. Điều lệ của HTTLVN. Sài Gòn, 1958 (bản song ngữ Việt - Anh).
33. Xem: Encyclopedie du Protestantisme... Sđd, p.p 551 - 553, các mục từ évangile, évangéliques, Evangelisation, évangélisme. Thuật ngữ sau cùng này lại có nghĩa là sự truyền giáo, thái độ duy Phãc Âm. (N.X.H).
34. Ngày nay thường được dịch trong tiếng Việt là Kitô giáo, tuy nhiên Giáo hội Tin Lành tại Việt Nam vẫn quen dùng là Cơ Đốc giáo.
35. Xem: E.F. Irwin. Wich Christ in Indochina. Christian publications, Inc, Harrisburg, Pa. 1937, p. 38;
Phạm Xuân Tín. A brief Account of the Evangelical church of Việt Nam. Sài Gòn, 1973, p. 2.
36. H.H. Dixon. Hội thánh... Sđd, tr. 47.
37. Thành phần C.M.A gồm giáo sĩ của các giáo phái: Trưởng Lão (Presbyterian), Báptớt (Baptism), Giám Lớ (Metodism), Giám nhiệm (Episcopal), Mennonite, v.v...
38. Xem: Encyclopedie du protestantisme... Sđd, p.p. 1212 - 1213 (mục từ protestantisme).
- Xem: Từ điển Bách khoa Xô-Viết. Nxb Bách khoa Xô-Viết, Moskva 1986, tr. 1072 (tiếng Nga)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!