Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Một vài suy nghĩ về vấn đề đạo Công Giáo và đạo Tin Lành hiện nay ở Trung Quốc

Hoàng Minh Đô
TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2005
Trung Quốc là một trong những quốc gia giàu kinh nghiệm và có cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề tôn giáo khá độc đáo. Qua trao đổi, làm việc với các cơ quan chuyên trách về công tác tôn giáo của Trung Quốc, qua các cuộc khảo sát cá nhân, chúng tôi rất ấn tượng đối với cách nhìn nhận và giải quyết đối với 2 trong số 5 tôn giáo lớn (đạo Công giáo, đạo Tin Lành) ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Giống như Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Trung Quốc có 56 dân tộc. Nếu như Việt Nam có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Cao Đốc giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành giáo và Islam giáo với gần 20 triệu tín đồ, chiếm 20% dân số, thì Trung Quốc có 5 tôn giáo lớn bao gồm: Phật giáo, Tin Lành giáo, Công giáo, Islam giáo và Đạo giáo với khoảng 100 triệu tín đồ. Trong 5 tôn giáo lớn này, đáng chú ý là Phật giáo, một tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất ở Trung Quốc, song không thể có con số thống kê chính xác. Ngoại trừ những tín đồ đã quy y, một bộ phận tín đồ Phật giáo không nhỏ sinh hoạt tại tư gia. Đối với các tín đồ Đạo giáo, tình hình cũng tương tự như vậy. Ngoài 5 tôn giáo lớn nói trên, ở Trung Quốc còn rất nhiều các hình thức tín ngưỡng khác nhau. Theo các Nhà nghiên cứu Trung Quốc, số lượng người Trung Quốc có tín ngưỡng còn nhiều hơn cả số lượng tín đồ theo đạo Phật. Tín ngưỡng cũng là vấn đề mà các Nhà chính trị, Nhà nghiên cứu Trung Quốc đặc biệt chú ý.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới đạo Công giáo và đạo Tin Lành với khoảng 21 triệu tín đồ (Công giáo - 5 triệu, Tin Lành giáo - 16 triệu).
Trong các dự báo khoa học về thế kỉ XXI, tôn giáo được xem là một hiện tượng, một sự kiện trọng tâm thu hút sự chú ý của nhân loại. Nhận thức rõ điều đó các Nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nướcTrung Quốc sớm chú ý đến vấn đề tôn giáo, sự phát triển của tôn giáo (trong đó có đạo Công giáo và đạo Tin Lành) trong xã hội Trung Quốc. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn chú ý đến công tác tôn giáo trong thế kỉ mới. Hội nghị về tôn giáo năm 2001, với sự tham dự của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, được xem là hội nghị lớn nhất về tôn giáo và công tác tôn giáo. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn những năm gần đây, Trung Quốc đã nêu ra nguyên tắc về sự phát triển của tôn giáo và văn hoá, về mặt chính trị của tôn giáo. Những nguyên tắc này đều liên quan đến 3 văn minh, đó là dân sống ổn định, quốc gia yên Lành và bộ mặt Trung Quốc với nước ngoài ngày càng cải thiện. Một trong những tâm điểm đượcdư luận xã hội rộng rãi quan tâm đó là làm rõ vai trò của tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; làm rõ tôn giáo đồng hành, thích ứng với chủ nghĩa xã hội thông qua mục tiêu “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, trong đó tôn giáo đồng hành”.
Trong các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nướcTrung Quốc đối với Tôn giáo nói trên, một vấn đề được đặt ra là đạo Công giáo và đạo Tin Lành ở Trung Quốc sẽ phát triển như thế nào?
Trước hết đối với Công giáo, Trung Quốc xem quan hệ với Vatican có một vị trí quan trọng. Vì vậy, Trung Quốc tuyên bố rõ lập trường của mình là luôn mong muốn cải thiện quan hệ với Vatican. Để xác lập quan hệ nói trên, Trung Quốc dựa trên hai nguyên tắc: một là, Vatican phải đoạn tuyệt vớiĐốcLoan, phải coi Trung Quốc là Nhà nướchợp pháp duy nhất.ĐốcLoan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc; hai là, không lợi dụng tôn giáo can thiệp vào nội chính của Trung Quốc. Như vậy, quan hệ giữa Trung Quốc với Vatican trước hết là quan hệ giữa hai quốc gia, sau đó mới đến quan hệ tôn giáo.
Trước việc tháng 11/2000 Vatican phong 120 Thánh tử đạo người Trung Quốc, Nhà nướcTrung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ vì cho rằng Vatican vi phạm 2 nguyên tắc nói trên. Hơn thế nữa trong số 120 Thánh tử đạo đượcphong trên thì đa số là những người truyền giáo từ bên ngoài có quan hệ sâu nặng với phương Tây hoặc là những kẻ phạm tội ở Trung Quốc. Tuy nhiên, phải thấy rằng chính sách đối với Công giáo của Trung Quốc là một chính sách đặc biệt, duy nhất trên thế giới. Đối với Công giáo, họ thực hiện “tam tự”. Đó là “Tự trị”, “Tự dưàng” và “Tự truyền”. Việc phong giám mục ở Trung Quốc chỉ căn cứ vào quyết định của Hiệp hội Linh mục Trung Quốc, sau đó Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn không cần có ý kiến của Vatican. Trước đó năm 1999, Trung Quốc và Vatican đã có một cuộc tiếp xúc bí mật, tuy vậy những vướng mắc giữa hai bên chưa đượcgiải quyết và hai bên không chấp nhận ở một số vấn đề cơ bản. Sau sự kiện phong 120 Thánh tử đạo, Trung Quốc phản ứng quyết liệt hơn và quan hệ giữa đôi bên căng thẳng hơn.
Trong cách đặt vấn đề giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng, trước đây quan điểm cơ bản của Trung Quốc có 3 điểm chủ yếu, đó là: quán triệt chính sách tôn giáo một cách toàn diện; tăng cường quản lí Nhà nướcvề tôn giáo trước pháp luật; tích cực đưatôn giáo thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Trung Quốc bổ sung thêm một quan điểm mới là kiên trì nguyên tắc độc lập tự chủ. Có thể thấy rằng đây là một quan điểm đượcrút ra từ thực tiễn sôi động của quan hệ giữa Công giáo Trung Quốc với Vatican.
Riêng cách nhìn nhận vấn đề tôn giáo và khẳng định bản thân tôn giáo đã từng thích ứng với xã hội, 5 tôn giáo lớn của Trung Quốc đã có những thay đổi lớn tương ứng với sự thay đổi của xã hội xã hội chủ nghĩa. Các Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng: 5 tôn giáo lớn của Trung Quốc trước đây phục vụ cho các giai cấp bóc lột, còn hiện nay phục vụ cho nhân dân và đây là một kết quả tích cực, tôn giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội. Xã hội hiện đang phát triển đi về phía trước theo sự thay đổi của kinh tế thị trường, tất yếu các tôn giáo của Trung Quốc cũng sẽ phải thay đổi, thích ứng theo. Với các quan điểm chỉ đạo nói trên, đạo Công giáo ở Trung Quốc trong những năm gần đây vẫn hoạt động trong sự ổn định và tuân thủ chính sách pháp luật.
Trong khi tăng cường nghiên cứu vấn đề tôn giáo và tìm phương pháp mới, đối sách mới với tôn giáo, Trung Quốc rất coi trọng và chú ý đến các hoạt động ngầm của một số tổ chức tôn giáo. Trước các vụ bạo loạn, các điểm nóng về tôn giáo và dân tộc mà Trung Quốc cho rằng nướcnào cũng có, Trung Quốc rất tỉnh táo xem xét bản thân các vụ việc, các điểm nóng đó là do bản thân tôn giáo hay do bọn phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc.
Đối với đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành ở Trung Quốc có khoảng 16 triệu tín đồ. Tuy nhiên, mức độ phát triển và gia tăng hiện nay của đạo Tin Lành Trung Quốc có những sắc thái khác Việt Nam. ở Trung Quốc, đạo Tin Lành phát triển nhanh nhất sau thời kì cải cách mở cửa. Ngoài số tín đồ thống kê được(năm 2003 là 16 triệu tín đồ) số tín đồ tại gia đượcđánh giá là không nhỏ nhưng không thống kê được. Về tốc độ phát triển của đạo Tin Lành ở Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm tăng bình quân 6%. Nhìn nhận sự gia tăng của đạo Tin Lành, các Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng sự phát triển ấy cũng bình thường như Singapore,ĐốcLoan và Hàn Quốc (ở Hàn Quốc trước đây đạo Tin Lành phát triển chậm, nhưng từ năm 1990 đến nay phát triển rất nhanh, 25% dân số theo đạo Tin Lành). Sự phát triển và biến động của đạo Tin Lành ở Trung Quốc không theo một chiều, có nơi có lúc tăng nhanh, đột biến, có nơi có lúc phát triển chậm. Riêng ở thành phố Thượng Hải có thời kì cao điểm chiếm 60%, nhưng hiện nay tốc độ phát triển bình thường, thậm chí chỉ đạt 4% thấp hơn mức tăng chung của toàn Trung Quốc. Lí giải nguyên nhân làm cho đạo Tin Lành phát triển, các học giả và các Nhà quản lí tôn giáo Trung Quốc cho rằng có 2 nguyên nhân chủ yếu:
Một là, do quá trình đô thị hoá phát triển và mở rộng, nông dân theo đạo Tin Lành rất đông. Khi quá trình đô thị hoá đi vào ổn định, kết thúc, nhiều nơi nông dân quay lại với tín ngưỡngdân gian. ở tỉnh Phúc Kiến hiện số người theo tín ngưỡngdân gian tăng gấp 10 lần so với tổng số tín đồ theo 5 tôn giáo lớn. Tỉnh Triết Giang, tổng số miếu thờ thần lớn hơn tổng số đền chùa, Nhà thờ, giáo đường của 5 tôn giáo lớn. Còn ở Sơn Đông tín ngưỡngdân gian cũng đang khôi phục dần.
Hai là, do đạo Tin Lành là một tôn giáo cách tân, bản thân giáo sĩ, tín đồ không phải tuân thủ những điều khắt khe như những tôn giáo khác (một quyển kinh, một con người).
Từ thực trạng đạo Tin Lành hiện nay ở Trung Quốc, các Nhà quản lí Trung Quốc cho rằng: cần phải ứng xử bình tĩnh, không phải lo lắng trước sự phát triển đó, phải xem đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, Trung Quốc đặc biệt chú ý đến vấn đề thẩm thấu tôn giáo (trong đó có đạo Tin Lành). Để giải quyết vấn đề này, một trong những giải pháp hàng đầu là phải phân biệt rõ tôn giáo với chính trị, phải kiên quyết xử lí những kẻ lợi dụng tôn giáo phá hoại về chính trị.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của đạo Công giáo, đạo Tin Lành và việc thực hiện quan điểm chính sách tôn giáo hiện nay ở Trung Quốc, chúng tôi bước đầu rút ra một số điểm đáng chú ý sau đây:
Một là, Trung Quốc đã mạnh dạn đổi mới tư duy về vấn đề tôn giáo, quan điểm chính sách tôn giáo. Để xử lí tốt vấn đề tôn giáo cần phải đưa ra được một lí luận tôn giáo đúng và một chính sách tôn giáo đúng.
Đảng Cộng sản và Nhà nướcTrung Quốc ngay từ khi thành lập đã luôn kiên trì tự do tín ngưỡngtôn giáo. Trung Quốc rất chú ý đến sự phát triển của tôn giáo trong thế kỉ XXI, đặc biệt chú ý đến công tác tôn giáo và làm rõ vai trò của tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1982, Trung Quốc đã ban hành những quy định về chính sách tôn giáo. Đây đượcxem như là cương lĩnh của Đảng Cộng sản về tôn giáo và từ đó đến nay Trung Quốc không ngừng đi sâu nghiên cứu tôn giáo, bổ sung và Hòan thiện các quan điểm, nguyên tắc, chính sách ứng xử với tôn giáo.
Hai là, Trung Quốc rất coi trọng vấn đề tôn giáo và có quan điểm đúng đắn rằng, nếu xử lí tôn giáo một cách đơn giản, lơi lỏng sẽ ảnh hưởng tới toàn cục.
Tuy nhiên, khi đặt vấn đề như vậy, các Nhà quản lí Trung Quốc khuyến cáo rằng không nên đề cao tôn giáo quá mức. Đảng Cộng sản Trung Quốc là Đảng cầm quyền và là hạt nhân lãnh đạo toàn thể xã hội Trung Quốc. Trong điều kiện hiện nay bản thân Đảng Cộng sản không tiến lên thì các tôn giáo sẽ vượtlên.
Ba là, Trung Quốc hết sức coi trọng cả vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc.
Năm 2000, tại cuộc họp với Bộ Thống Chiến (cơ quan phụ trách công tác dân vận) cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcGiang Trạch Dân đã từng nói: “Dân tộc và tôn giáo không phải là vấn đề nhỏ”. Theo tinh thần đó, các Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng tôn giáo và dân tộc ở Trung Quốc luôn giao thoa nhau và đây là nét đặc trưng. Vì vậy, để xử lí tốt vấn đề tôn giáo cần xử lí tốt vấn đề dân tộc và ngược lại. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo cùng rất nhiều hình thức tín ngưỡngdân gian. Vì vậy, các Nhà nghiên cứu cho rằng ngay bản thân vấn đề tôn giáo và dân tộc luôn tồn tại các mâu thuẫn nội tại, chủ yếu là các mâu thuẫn về tư tưởng, do đó cách giải quyết cơ bản phải là tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhằm bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất dân tộc. Xuất phát từ cách đặt vấn đề như vậy Trung Quốc đang thiết lập một quan hệ dân tộc xã hội chủ nghĩa đoàn kết bình đẳng, giúp đà và Hòa hợp. Trên tinh thần đó, hiện nay Đảng và Nhà nước Trung Quốc đang tập trung tiền của, sức lực đẩy nhanh phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa và trong kế hoạch năm 2005 đề ra mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo trong đó chủ yếu đưara các chính sách ưu đãi, thu hẹp khoảng cách về phát triển.
Bốn là, trong ứng xử với tôn giáo, Trung Quốc có một kinh nghiệm quý đó là nhìn thẳng vào vấn đề và xử lí theo pháp luật, tránh quy vào tôn giáo.
Theo các Nhà quản lí của Cục Tôn giáo Trung Quốc, cũng như các nướckhác, Trung Quốc có các điểm nóng tôn giáo, có vụ việc phức tạp trong tôn giáo. Trước tình hình đó, cách đặt vấn đề của Trung Quốc là phải xem xét một cách cụ thể: vấn đề do bản thân tôn giáo gây ra hay do bọn phản động lợi dụng tôn giáo dân tộc gây ra? Những bất ổn của tình hình Tân Cương những năm gần đây cơ bản không phải do Islam giáo. Trên thực tế, Trung Quốc luôn có ý thức tách tôn giáo khỏi chính trị và chú ý tới các hoạt động ngầm núp danh tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nướcvà nhân dân Trung Quốc. Từ cách nhìn nhận này, những hành vi lợi dụng tôn giáo, dùng tôn giáo can thiệp vào nội chính đều bị xử lí theo pháp luật.
Những trình bày trên dù là có tính chất gợi mở, song thiết nghĩ nó sẽ hữu ích cho việc ứng xử và hoạch định chính sách tôn giáo, góp phần giải quyết tốt vấn đề đạo Công giáo, đạo Tin Lành nói riêng, và các tôn giáo nói chung hiện nay ở nước ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!