(Tiếp theo Số 4/2001)
Nguyễn Đình Đầu
*. Nhànghiên cứu, Hội đồng Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2001 25
3. Chú thích về Đạt Ma, cụ Giáp viết: “Đạt Ma tức Bồ đề Đạt Ma, một nhàsư Tây Trúc (ấn Độ), đời Lương Vũ đế có đến Kim Lăng, rồi sang nước Nguỵ, lên núi Trung Sơn ở chùa Thiếu Lâm, ngồi ngoảnh mặt vào vách chín năm rồi hoá. Tạo thành môn tu luyện Bích Quan (ngoảnh mặt vào vách)(1). Về Đạt Ma như vậy đã rõ, song muốn hiểu đoạn trên ta cũng cần tìm biết thêm về Dự Chương và về Lý Quân Thực.
4. Dự Chương là địa danh chúng tôi chưa biết đích xác ở đâu. Chúng ta biết rằng sau khi rời Thiều Châu năm 1595 để đi Bắc Kinh, nhưng không được, Lợi Mã Đậu đành chờ thời ở Nam Xương (phía bắc tỉnh Giang Tây). Tại đây ông cũng viết sách vàmở rộng việc giao thiệp. Trong số sách ông viết, người ta chú ý nhất đến cuốn Tây quốc kí pháp (nói về kí ức thuật). Ta không biết Lê Quý Đôn có đọc cuốn này không? Đến năm 1598, Lợi Mã Đậu lại bỏ Nam Xương để tìm cách lên Bắc Kinh. Như vậy Dự Chương chỉ có thể làmột địa điểm của Nam Xương, nếu không ghi sai thời gian gặp gỡ. Còn nói khi gặp Lợi Mã Đậu tuổi ngoài năm mươi, thì phải làở Bắc Kinh.
5. Lý Quân Thực làai? Tôi đã tra cứu một số sách vở màvẫn chưa biết rõ Lý Quân Thực làai, tôi phỏng đoán làmột nhân vật sống đồng thời với Lợi Mã Đậu màtư liệu hồi đó của các tu sĩ dòng Tên còn để lại thường gọi làtiến sĩ Lêông Lý (Doteur Léon Ly). Có một tài liệu ghi rõ tên ông làLý Ngã Tồn, không biết sinh năm nào nhưng tới 1630 mới mất, quen thân vàgặp gỡ Lợi Mã Đậu cũng như các tu sĩ khác khá nhiều lần. Họ Lý đậu tiến sĩ, từng làm chánh chủ khảo thi hương tại Phúc Kiến, sau về làm quan trong triều. Ông đã có công nâng đỡ các giáo sĩ vàgiới thiệu với nhàvua cho họ giúp việc Khâm Thiên Giám. Ông còn có công trong việc phát hiện vàdiễn giải tấm bia Cảnh giáo tại Tây An Phủ hồi 1625 như đã nói trước. Đọc kĩ bài thơ trên thấy rõ có mùi đạo vị, màhẳn phải ngả về phía Lợi Mã Đậu mới dám ví với Đạt Ma, màcòn hơn cả Đạt Ma. Khi Lợi Mã Đậu chết, chính Lý Ngã Tồn lo việc tống táng vàviết bài khắc bia ca tụng đặt trên mồ. Không biết về Lý Quân Thực, Lê Quý Đôn chỉ đọc lại sách hay vừa đọc sách vừa đọc bia, vàLý Quân Thực đã chắc làLý Ngã Tồn chưa? Còn tồn nghi(2).
Vân đài loại ngữ nói về các bạn của Lợi Mã Đậu: "Tôi xét thấy, các nước Đại Tây Dương, từ thời Tống, Nguyên trở về trước chưa giao thông với Trung Quốc. Trong khoảng niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 - 1424) nhàMinh, mới có nước vượt biển vào cổng Trung Quốc.
Năm Vạn Lịch thứ 30 (1602) đời vua Minh Thần Tông, có người nước đó tên làLợi Mã Đậu cùng với đồng bọn làNam Hoài Nhân, Ngải Nho Lược, Hùng Tam Bạt vàCao Nhất Chí, năm sáu người từ Quảng Đông vào đất Mân, lên Kim Lăng (Nam Kinh), tự xưng làngười  u La Ba, đường xa mười vạn dặm, vượt biển chín năm mới đến nơi. Họ đưa cho xem thiên lí kính, đồng hồ báo thức, hồn thiên nghi (tức quả thiên cầu, có ghi độ số các sao để xem thiên văn), lượng thiên xích (thước đo trên không trung), câu cổ pháp (phép tính theo tam giác lượng), phép tính thời gian, phép đo độ số, phép xem bóng mặt trời, phép xem sao. Họ bàn về lí khí, lịch số rất tinh tường, được các quan lớn ở tỉnh tôn trọng gọi làTây nho, làTây thổ thánh nhân (bậc thánh đất Tây phương). Do đó, họ được tư giấy về Bắc Kinh để tiến cử lên nhàvua"(3).
Đoạn văn này do Lê Quý Đôn trực tiếp viết, chứ không như đoạn trên trích từ sách Kiên biều bí tập, vì ông đã bắt đầu bằng chữ Tôi xét thấy. Ông ghi một niên đại rõ ràng: Năm Vạn Lịch thứ 30 (1602) thì Lợi Mã Đậu mới tới. Như vậy có gì mâu thuẫn không? Tôi nghĩ có lẽ ông chỉ tính thời điểm khi Lợi Mã Đậu được triều đình Bắc Kinh tiếp nhận; thế thì khá đúng với thực tế, đúng hơn các tài liệu màông đã trích dẫn. ở điểm này cũng như bao nơi khác, chúng ta phải thán phục sự nghiên cứu nghiêm túc của Lê Quý Đôn.
6. Trở lại tiểu sử Lợi Mã Đậu, để xác minh thời điểm Vạn Lịch năm thứ 30 của tác giả Vân đài loại ngữ. Ta đã biết Lợi Mã Đậu đã nhiều lần tìm cách lên Bắc Kinh từ 1598 đến 1600. ý đồ của ông làthế này: Từ năm 1596, được cử làm bề trên cả giáo đoàn Trung Hoa lục địa tách rời khỏi giáo đoàn áo Môn, nên ông càng muốn đi Bắc Kinh để tìm thuận lợi cho việc truyền giáo. Tại Nam Kinh, ông vẫn ráo riết hoạt động tuyên truyền khoa học Tây phương, chủ yếu về thiên văn, địa lí vàvật lí. Năm 1599, nhân được Pantoja (Bàng Địch Ngã, hiệu Thuận Dương, 1571 - 1618) một toán học gia giỏi tới củng cố cho nhóm Nam Kinh, ông liền tính toán lại lịch Trung Hoa vàchứng minh Khâm Thiên Giám đã có những sai nhầm lớn(4). Các quan đầu tỉnh Nam Kinh có cảm tình sẵn với Lợi Mã Đậu liền đệ tờ tâu vàtiến cử ông về triều. Tuy lên đường từ giữa năm 1600, nhưng vì gặp trắc trở của một hoạn quan tham nhũng, nên đầu năm 1601, Lợi Mã Đậu vàBàng Địch Ngã mới được triều kiến Vạn Lịch để dâng tiến những đồng hồ vàcác tạp vật khác màthời đó cho làkì lạ của Tây phương.
Lợi Mã Đậu nhận việc bảo trì các đồng hồ vàgiúp Khâm Thiên Giám tính thời khắc tháng năm, còn Bàng Địch Ngã thì kiêm cả việc dạy thổi kèn cho ban tấu nhạc của hoàng cung. Họ đều được lương bổng tính bằng gạo vàtiền. Năm sau họ được phép thuê nhàriêng để tiện việc tiếp khách vàsinh hoạt. Năm Vạn Lịch thứ 29 (1601) lànăm Lợi Mã Đậu mới được triều kiến nhàvua. Như vậy, thời điểm của Lê Quý Đôn đưa ra (1602) có thể coi như chính xác.
Còn bốn người đồng bọn làNam Hoài Nhân, Ngải Nho Lược, Hùng Tam Bạt, vàCao Nhất Chí thì cụ Giáp cũng tra trong Từ Hải kiếm được lí lịch của hai người làNam Hoài Nhân tức Ferdinand Verbiest vàNgải Nho Lược tức Guileo Aleni. Hai người sau thì trong Từ Hải không có nên không được chú. Nhờ các tư liệu khác, chúng tôi tìm ra nốt lí lịch của hai người còn thiếu này, vàxin chú thích chung cả bốn người theo thứ tự diễn biến của thời gian lịch sử, vì tiểu sử của bốn người liên kết với Lợi Mã Đậu sẽ trải qua một thời kì trên một trăm năm kể từ khi Lợi Mã Đậu tới (1582) cho đến khi Nam Hoài Nhân chết ở Trung Quốc (1688). Nhóm này không đến cùng một lúc, màrải rác suốt thời kì chuyển tiếp cuối Minh đầu Thanh, nhưng họ nối tiếp công việc của nhau, một công việc còn tồn tại tới lúc Lê Quý Đôn đi sứ Bắc Kinh.
7. Hùng Tam Bạt, hiệu làHữu Cương, tên thật làSabatin Ursis (1575 -1620), gốc ý sinh tại Napoli, lên đường đi Đông phương năm 1602, chuyên cần học tiếng,
sau có một vốn Hán văn thành thạo. Năm 1606 tới Bắc Kinh phụ tá cho Mã Đậu, khi ông này chết (1610) được chỉ định làm bề trên nhàdòng tại đây. Năm 1611, được cử cùng với Bàng Địch Ngã (Pantoja) giúp Khâm Thiên Giám sửa lại lịch. Trong khi Địch Ngã đi đo lường xác tính độ vĩ tuyến của các thành phố từ Quảng Châu lên tới Bắc Kinh, thì Tam Bạt cùng với tiến sĩ Lý (Quân Thực?) dịch khoa thiên văn học từ tiếng Latinh sang chữ Hán. Đồng thời ông cũng đo lường để xác định độ kinh tuyến của Bắc Kinh. Có lẽ Lê Quý Đôn đã đọc được những sách thiên văn này nên mới nhắc đến cái tên Hùng Tam Bạt vàtrình bày cặn kẽ về các đường kinh vĩ tuyến trong Vân đài loại ngữ. Vì có sớ tâu phản đối “ tàđạo”, Vạn Lịch xuống chiếu cấm đạo, nên Tam Bạt phải về áo Môn năm 1617, vàba năm sau thì chết tại đó(5).
8. Cao Nhất Chí, hiệu làTắc Thánh, tên thật làAlphonso Vagnoni (1566 -1640), gốc ý sinh tại Turino, lên đường sang Đông phương năm 1603. Đến năm 1605 thì được uỷ nhiệm về Nam Kinh, học thêm bốn năm chữ Hán với nhiều thầy giỏi nên viết vànói khá thông thạo. Sau được cử làm “bề trên nhà” tại Nam Kinh dưới sự chỉ đạo của Lợi Mã Đậu vẫn ở Bắc Kinh. Cựu đô Kim Lăng cũng làmột trung tâm văn vật quan trọng, Nhất Chí có nhiều dịp trao đổi thi phú với văn nhân trí thức. Ông bàn bạc về tư tưởng triết lí nhiều hơn khoa học. Chúng ta không biết Lê Quý Đôn đã đọc những sách vở gì của ông trong khi đi sứ phải nghỉ lại ở Nam Kinh hàng tháng. Năm 1617 ông cũng bị trục xuất khỏi Nam Kinh. Năm 1624, Nhất Chí đổi tên khác rồi trở lại lục địa, về sau chết ở Giáng Châu(6).
9. Ngải Nho Lược, hiệu làTư Cập, tên thật làGiuleo Aleni (1582 -1649) cũng gốc ý tại Brescia. Năm 1610, tới áo Môn học tiếng rồi lên Bắc Kinh hoạt động dưới quyền Hùng Tam Bạt, ít lâu sau lại đổi đi nơi khác. Không ở một chỗ lâu, màviết được nhiều sách, về khoa học thì có Tây học phát phàm (có nơi ghi Tây học phàm), Chức phương ngoại kỉ, trong đó có tấm bản đồ Vạn quốc toàn đồ (sách này được vinh dự nằm trong Tứ khố toàn thư), về tôn giáo thì có Thái mông ca. Chính ông viết tiểu sử Lợi Mã Đậu dưới nhan đề Đại tây Lợi tiên sinh hạnh tích (phải chăng Lê Quý Đôn đã coi qua sách này). Ông chết tại Diên Bình(7).
10. Thang Nhược Vọng, hiệu làĐạo Vị, tên thật làJean Adam Schall Von Bell (1591-1666), gốc Đức sinh tại Koln. Tuy Vân đài loại ngữ không nhắc đến tên, nhưng cụ Giáp chú thích về Nam Hoài Nhân đã ghi lại tiểu sử khá rõ, vì Nhược Vọng vừa lànhân vật chuyển tiếp, vừa làtiền nhiệm của Nam Hoài Nhân tại Khâm Thiên Giám. Suốt ba mươi năm vào phục vụ cả nhàMinh lẫn nhàThanh. Cha mẹ ông bàtổ tiên Nhược Vọng đều được sắc phong y như các quan đại thần người Hán hay người Mãn. Khi còn ở Âu Châu, Nhược Vọng được đọc hồi kí của Mã Đậu (Expeditio Sinensis, xuất bản năm 1615), rất hấp dẫn nên quyết chí ra đi. Chúng ta đều biết thời đó ở Tây phương, với những hồi kí như vậy, đã nổi lên một phong trào ra đi truyền giáo ở nơi xa xứ lạ, không mong có ngày về vàsẽ gửi xác nơi quê người, nếu không bị đắm tàu hay nhận bản án tử vì đạo. Dư luận cho đây làmột cử chỉ hi sinh anh hùng, không thể sánh cùng hàng với những thương gia hay thuỷ thủ chỉ liều mạng về lợi nhuận. Tuy nhiên người ta dễ lầm hai loại người đó với nhau, vì họ thường cùng đi trên một chiếc thuyền, cùng một ngôn ngữ, một nền văn minh. Song không thể vì thế màkết luận hai phong trào hay hay hai xu hướng đó chỉ làmột trong bản chất, dù theo chủ quan nào đó có thể phê phán cả hai.
Năm 1618, Nhược Vọng cùng mười sáu bạn đường rời bến Lisboa (Bồ), năm người chết dọc đường, những kẻ còn lại được phân bố đi các nơi, chỉ có hai người tới áo Môn vào năm sau. Vừa giỏi ngôn ngữ vừa giỏi lịch số, Nhược Vọng đã tính trước được các vụ nhật nguyệt thực cho những năm 1623 và1624 màKhâm Thiên Giám đã sơ sót. Khi ấy việc cấm đạo đã nới lỏng, mấy vua kế vị Vạn Lịch còn trẻ vàhay chết non, Nhược Vọng đã có mặt ở Bắc Kinh song chưa có cơ hội được tiến cử. Mãi tới 1629, nhờ có hai đại thần thế lực, một làquan Thái bảo màcác tư liệu gọi làtiến sĩ Siu (Docteur Paul Siu, Siu Koang - ki, 1562 - 1633, tôi chưa tìm ra tên chữ Hán), hai làtiến sĩ Lý Ngã Tồn, tâu xin vua nên dùng Tây sĩ để chữa lại lịch. Vua nghe theo, cho hai tu sĩ vào Khâm Thiên Giám, năm sau (1630 đời Minh Hoài Tông, Sùng Trinh thứ 3) một người chết, Nhược Vọng được vào thay. Từ đó cho tới thế kỉ XIX, các tu sĩ dòng Tên kế tiếp nhau phụ trách việc thiên văn vàlịch số. Lúc đó lại đang có nạn ngoại xâm từ Mãn Châu đánh vào, Nhược Vọng hết mình phục vụ, chăm lo cả việc đúc thần công vàsúng phóng hoả. Nhưng đến năm 1643 thì nhàMinh chấm dứt, quan Mãn Châu vào Bắc Kinh, Sùng Trinh chết, năm sau bắt đầu nhàThanh với vua Thế Tổ, niên hiệu Thuận Trị nguyên niên. Tưởng rằng không những không được đổi đời màcòn bị thất sủng vànguy đến tính mạng thì trái lại Nhược Vọng vẫn được giữ chức vụ như trước vàcòn được thăng làm Chánh Khâm Thiên Giám. Thuận Trị tin dùng, nhiều lần cho triều kiến riêng để hỏi việc, lại ban cho hoành phi để treo ở các Thiên Chúa đường, cho nới rộng phần mộ của Mã Đậu thành nơi chôn cất thêm các tu sĩ khác. Nhưng Khang Hy (1662 - 1722) lên kế vị lúc còn nhỏ tuổi, chính quyền nằm trong tay bốn phụ chính, họ đều ghen ghét Nhược Vọng vàtìm cách buộc tội lúc ông đã 74 tuổi. Việc bào chữa phải nhờ Nam Hoài Nhân, một cộng sự viên trẻ tuổi hơn. Cũng nhờ sự can thiệp của các bàmẫu hậu nhớ đến tình thân của các tiên vương đối với ông, nên khỏi nạn. Nhược Vọng chết tại Bắc Kinh ngày 15 - 8 - 1666(8).
11. Nam Hoài Nhân, hiệu là Huân Khanh hay Đôn Bá, tên thật làFerdinand Verbiest (1623 - 1688), gốc Bỉ tới Trung Quốc năm 1659, học tiếng rồi lên Bắc Kinh phụ tá cho Nhược Vọng. Sau khi Nhược Vọng bị trục xuất, Khâm Thiên Giám rơi vào tay Yang Koang - Sien (chưa tìm thấy chữ Hán) các tu sĩ lại gặp khó khăn, nhưng lần này không lâu. Khi Khang Hy trưởng thành, đích thân cầm quyền, thì tình hình đỡ căng thẳng hơn (từ 1667).
Ngày lễ Giáng sinh năm 1668, một phái viên của triều đình mang tới cho tu sĩ xem cuốn lịch mới do Koang - Sien soạn. Hoài Nhân thấy ngay trong đó chứa đựng nhiều điều sai trầm trọng. Ông bèn làm tờ sớ trình bày những điều sai tai hại đó vàbiện minh rõ ràng để phi bác. Đồng thời ông xin được đối chất vàtranh luận với các vị chánh phó Khâm Thiên Giám công khai trước triều đình. Nhànước cho tiến hành cuộc tranh tài vàbiểu diễn khoa học tại triều đình vào ngày 27 - 12 - 1668. Hoài Nhân thắng cuộc vẻ vang. Koang - Sien vàmột phó người Hồi liền bị kết án tử hình, song Hoài Nhân vàcác bạn xin tha, nếu không sẽ bị mang tiếng làtrả thù cho Nhược Vọng.
Hoài Nhân được Khang Hy trọng dụng, nhiều lần được gọi để hỏi han về kỉ hàhọc, thiên văn, địa lí vàcả về khoa học, chính trị, nghệ thuật Tây phương một cách rất tỉ mỉ, lại cho đi thăm vườn thượng uyển vàcung cấm rồi viết đại tự cho đem về thờ. Hoài Nhân được mời thêm một người phụ tá vàgiữ chân Chánh Khâm Thiên Giám trong một thời gian rất lâu. Các ông phải làm thêm dụng cụ cho thiên văn đài, chế các máy bơm nước cho vườn ngự uyển, đúc các kiểu súng đại bác, vẽ lại bản đồ, cải thiện các kênh đào đã có (Lê Quý Đôn đã đi qua những kênh này trước khi tới Bắc Kinh chắc đã rất ngạc nhiên về các hệ thống tháo nước cho thuyền bè đi lại được trong những vùng có mực nước cao thấp khác nhau), vàsoạn thảo nhiều sách khoa học vàtriết học... Đáng kể hơn cả làsách Tân chế linh đài nghi tượng chí gồm 16 quyển, Khang Hy vĩnh niên lịch pháp gồm 30 quyển vàKhôn dư đồ thuyết màLê Quý Đôn đã dùng làm tư liệu.
Về sau Hoài Nhân còn kiêm thêm chức phó bộ Công, nhận lãnh tước đệ nhị phẩm triều đình, cha mẹ cũng được phong hàm. Năm 1677, có người không đồng ý đã tố cáo cách làm quan của Hoài Nhân về La Mã, song Giáo hoàng không phê phán vì được các bề trên của Dòng bênh vực, viện lí rằng làm như vậy làcần thiết cho việc truyền giáo tại Trung Quốc. Hoài Nhân chết năm 1688(9), để lại mối giao hảo giữa các Tây sĩ với triều đình nhàThanh cho mãi tới khi Lê Quý Đôn đi sứ Bắc Kinh hơn 70 năm sau.
IV. Lê Quý Đôn đã viết gì về Thiên Chúa giáo
Lê Quý Đôn đã viết về Thiên Chúa giáo xen kẽ với những đoạn giới thiệu các Tây nho vàcác ngành khoa học Tây phương. Ông không viết nhiều, song những điều ông viết ra, dù trích sách hay do nhận xét riêng, bao giờ cũng chính xác vàkhách quan. Tôi xin tách những điều ông nói về Thiên Chúa giáo để chung vào một đoạn cho dễ chú giải, cũng như đã làm đối với phần giới thiệu các Tây nho.
“Sách Kiên biều bí tập chép: Nước Đại Tây Dương ở về phía tây Trung Quốc cách xa sáu vạn dặm. Tên đất gọi làÂu Hải Quốc... Nhân dân đều thờ Thiên Chúa, không ai biết ở Trung Quốc có đạo Nho, đạo Thích, đạo Lão. Thiên Chúa làChúa tể trước tiên, sinh ra người, sinh ra vật. Họ làm miếu để thờ chung..."(10).
1. Danh xưng Thiên Chúa - Hai tiếng Thiên Chúa (màchữ Hán viết làThiên Chủ) dùng để diễn dịch chữ Deus của Thánh kinh. Khởi thuỷ, khi chưa biết phiên dịch thế nào, thì người Trung Hoa phiêm âm thành Teou - se, cũng như Việt Nam phiên ra Chúa Dêu (tôi nhớ hồi còn nhỏ vẫn nghe mẹ ngâm nga: Lạy Chúa Dêu tôi, Chúa đã phán lời. Ta làChúa cả, Mọi sự mọi loài...) Khi mới tới Trung Quốc, Lợi Mã Đậu vàcác bạn thông Hán văn cùng với hai tiến sĩ Siu, tiến sĩ Lý nghiên cứu kinh điển cũ tìm xem danh từ nào xứng hợp nhất để gọi tên đấng chân Chúa của họ (le vrai Dieu). Họ thấy có ba danh từ khả dĩ dùng được: Thiên Chủ, Thượng Đế vàThiên. Một cuộc tranh cãi lí thuyết đã nổi lên gay go kéo dài hàng thế kỉ: Người thì cho rằng có thể dùng cả ba danh xưng đó, người thì không chịu cả ba, đòi cứ đọc thành Teou - se (vô nghĩa), người thì đề nghị chỉ nên dùng chữ Thiên Chủ màthôi, còn chữ Thượng Đế thì đã được Nho vàLão mô tả như một nhân vật tuy cao cả song mang nhiều cá tính đã bị nhân cách hoá, còn chữ Thiên thì chỉ mô tả “bầu trời xanh xanh” màthôi. Về sau La Mã phải can thiệp để chấm dứt cuộc bàn cãi, mànhiều người ở Âu Châu không hiểu gì ngôn ngữ vàvăn hoá Đông phương cũng xen vô, đồng thời chấp thuận nên dùng danh xưng Thiên Chủ(11).
Vào thời đó, tại Việt Nam, người Công giáo cũng đã bắt đầu dùng chữ Thiên Chủ. Tôi xin phiêm âm vàtrích một bức thư còn giữ trong viện bảo tàng Vatican của giáo hữu Việt Nam (không biết gửi cho Giáo hoàng hay bề trên của dòng Tên, vì còn đang bàn cãi) để chứng minh: "An Nam quốc các bổn đạo thần đẳng, Bái tạ, Thiên địa chân Chủ thư túc, Trình, Đại sư tại Tây phương ý Đại Lý... Tự Thiên Chủ giáng sinh chí kim nhất thiên lục bách tam thập niên” (1630)(12). Đó làtư liệu bằng chữ Hán; độc giả nào biết được một tư liệu khác có trước năm 1630, xin công bố hoặc mách giùm. Còn chữ Quốc ngữ thì năm 1651, Phép giảng tám ngày của Đắc Lộ mới ấn hành vàthường dùng lẫn lộn những danh xưng Đức Chúa Trời Đất vàĐức Chúa Trời (cũng giống như Thiên Địa Chủ vàThiên Chủ trong bức thư trên). Nếu chúng ta có những bản kinh vãn, nguyện ngắm bằng chữ Nôm, màngười ta cho làMajorica vàcố linh mục Thanh Lãng đã cho phiên âm (chưa công bố), thì sẽ biết những danh từ tôn giáo ở thời đó được phiên dịch thế nào (đây cũng lànhững tư liệu quý để nghiên cứu các vấn đề chữ Nôm cổ vàngôn ngữ Việt Nam thời đó)(13). Trước năm 1630, mới thấy dùng chữ đạo Christiam, chứ chưa thấy dùng chữ đạo Đức Chúa Trời. Borri kể lại chuyện: Một hôm (1615 - 1620?), linh mục Buzomi đang dạo mát trên bãi biển xứ Đàng Trong, thì thấy một đám đông đang vui cười xem hài kịch tả cảnh một người độn bụng to bằng cái thúng đứng giữa sân khấu ngọng nghịu hỏi một đứa nhỏ: “Con gnoc muon bau tlom laom Hoa laom chiam” (con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng?). Khán giả rũ rượi cười. Buzomi biết làngười ta hiểu lầm đạo, vào đạo tức làvào lòng dân Hoa Lang (Bồ Đào Nha), bỏ dân tộc mình. Sau ông tìm cách để sửa thành: "con gno muon bau dau Christiam chiam" (Con nhỏ muốn vào đạo Christiang chăng?)(14). Một tư liệu khác có thể coi như thuộc giai đoạn quá độ cũng của Bizomi viết tại Nước Mặn (Quy Nhơn) đề ngày 20 - 5 - 1622, đã dùng chữ thienchu (thiên chủ) hiện còn giữ trong văn khố dòng Tên ở La Mã(15). Đó làquá trình tìm danh từ vàđại danh từ tôn giáo của người theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam trong buổi đầu. Tôi chỉ ghi lại những danh xưng vàgiai đoạn chính, chứ không phân tách vàgiải thích tại sao lại chuyển âm từ chủ ra chúa, rồi cho thêm chữ đức vào nữa cho trang trọng, vì không thuộc phạm vi bài này.
Cho tới giữa thế kỉ XIX, ngoại trừ Lê Quý Đôn, nhànho vàchính quyền vua quan vẫn gọi đạo này làHoa Lang đạo, tàđạo, tả đạo, Tây Dương đạo..., đôi khi trong văn kiện ngoại giao để khỏi làm mất lòng thì dùng chữ Thánh giáo, cũng như ta nói đạo thánh hiền, một danh từ chung để chỉ bất kì tôn giáo nào (tất cả đều dễ hiểu duy có danh từ Hoa Lang cần chú thích, vì nhiều người nhầm với HoàLan hay Pha Lang (Pháp); tôi thấy lối giải thích của Đỗ Quang Chính làkhoa học vàrõ ràng nhất, coi như chấm dứt vấn đề(16).
2. Khái niệm Thiên Chúa.
Tuy chưa đầy đủ như giáo lí của Thiên Chúa giáo, song lời trích từ Kiên biều bí tập: “Thiên Chúa làchúa tể trước tiên, sinh ra người, sinh ra vật” cũng đủ để nói lên khái niệm về đấng tạo hoá. Lê Quý Đôn đã nói tới cái đặc thù, cái cốt lõi của một niềm tin, màkhông có ý gây nên sự đối chọi với các tôn giáo khác như Nho, Thích, Lão.
Sau cùng, do sự cứu xét riêng chứ không trích sách như trước, Lê Quý Đôn đã viết:
"Lợi Mã Đậu đến Bắc Kinh, xây dựng nhàthờ Thiên Chúa ở ngoài cửa Tuyên Vũ. Còn bọn Nam Hoài Nhân có làm bộ sách Khôn dư đồ thuyết gồm hai quyển. Họ xưng mình làgiáo sĩ hội Gia Tô. Vì nước họ theo đạo Gia Tô, không thờ cúng cha mẹ, chỉ thờ Thiên Chúa. Trong nhàthờ, bên hữu có tượng Đức Mẹ, nét mặt như thiếu nữ, tay bồng con trẻ, đó làGia Tô.
Vua nhàThanh dùng người nước ấy, cho coi việc Khâm Thiên Giám vàsai làm lịch mới, để ban hành khắp thiên hạ gọi làThời hiến thư.
Sách Thánh dụ quảng huấn của vua Thế Tông có nói: Người Tây Dương thờ Thiên Chúa, thế làtrái phép thường, nhưng vì họ thông hiểu lịch số nên nhànước phải dùng họ"(17).
3. Từ Lợi Mã Đậu đến Nam Hoài Nhân.
Như trên đã nói, Lợi Mã Đậu đến Bắc Kinh năm 1601, được Vạn Lịch trao cho công tác khoa học tại triều vàcho đất làm nhàngoài cửa Tuyên Vũ. ở đây vừa lànhàở vừa lànhàthờ màLê Quý Đôn gọi làThiên Chủ đường(18), ông không gọi miếu thờ như trích sách ở đoạn trên. Lê Quý Đôn đã dùng danh từ rất chính xác. Lợi Mã Đậu chết tại Bắc Kinh năm 1610, thọ 58 tuổi, được nhàvua cho tiền bạc vải vóc đất cát chôn cất trân trọng. Còn Nam Hoài Nhân thì 50 năm sau mới tới Bắc Kinh vàcũng lưu trú tại ngôi nhàngoài cửa Tuyên Vũ. Không biết Lê Quý Đôn có đích thân tới thăm Thiên Chủ đường này không, màông đã tả rất đúng cung cách trình bày vàảnh tượng trong nhàthờ thời đó. Duy có danh từ Đức Mẹ dịch từ nguyên văn chữ Hán làQuốc Mẫu thì có hơi gượng ép, hoặc giả đã chép nhầm từ nguyên tác làthánh mẫu chăng? Cũng xin để tồn nghi vàkhảo cứu thêm sau.
4. Không chấp nhận tư tưởng, tôn giáo của Tây nho, song vẫn lợi dụng khoa học kĩ
thuật của họ, đó làthái độ thẳng thắn, dứt khoát của vua Thế Tông nhàThanh (tức Ung Chính 1723 -1735) khi ban bố Thánh dụ giảng huấn. Ta có thể coi đây cũng làlập trường của vua Vạn Lịch nhàMinh vàcác vua khác nhàThanh. Còn nhận định riêng của Lê Quý Đôn thì sao? Ta chỉ có thể phỏng đoán màkhông khẳng định được, vì nơi đây ông dùng nguyên một lối văn mô tả khách quan. Tại Việt Nam như cũng có một lập trường tương tự với vua Ung Chính nhàThanh, tôi xin trích lời nhà ghiên cứu Văn Tân đã đánh giá Lê Quý Đôn như sau: “... đến cái học vấn mênh mông vàsâu sắc của Lê Quý Đôn, do sự cố gắng học tập vàlàm việc không biết mỏi, đã thâu thái được hết tất cả các tri thức của thời đại. Tất cả tri thức của thời đại (thế kỉ XVIII) đã tập trung vào một con người Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn đã học hết tất cả các sách màdân tộc Việt Nam hồi thế kỉ XVIII có thể kiếm được vàđọc được”(19).
Với những điều Lê Quý Đôn viết trong Vân đài loại ngữ về Thiên Chúa giáo, ông tỏ ra làmột nhànho uyên bác đã khách quan trình bày tín ngưỡng của đạo Công giáo, đồng thời cũng tỏ ra có thiện cảm với các giáo sĩ Tây nho bác học./.
Chú thích:
1. Vân đài loại ngữ, bản dịch Trần Văn Giáp, tr. 179.
2. La stèle de Si-ngan-fou. Sđd, tr. 12, 18, 19, 38, 58, 76, 89. Les anciennes missions... tr. 13, 16, 23.
3. Vân đài loại ngữ, bản chữ Hán. Sđd, tr. 52b.
4. Les anciennes missions... Sđd, tr. 10.
5. La stèle de Si-ngan-fou. Sđd, chú thích số 1 tr. 26, về Hùng Tam Bạt. Chú số 4, tr. 24 về Cao Nhất Chí.
6. La stèle de Si-ngan-fou. Sđd, chú thích số 1 tr. 26, về Hùng Tam Bạt. Chú số 4, tr. 24 về Cao Nhất Chí.
7. La stèle de Si-ngan-fou. Sđd, các trang 6, 8, 29, 88, 95. Les anciennes missions..., Sđd, các trang 13, 20, 28, 32.
8. La stèle de Si-ngan-fou. Sđd, chú số 5, tr 96. Les anciennes missions..., Sđd, các trang 22, 24, 32, 33, 37, 42.
9. La stèle de Si-ngan-fou. Sđd, chú số 4, tr. 98. Les anciennes missions..., Sđd, các trang 41, 47,48, 52.
10. Vân đài loại ngữ, bản chữ Hán, Sđd, trang 50b. Các bản dịch đều dịch chữ miếu ra nhàthờ, tôi để nguyên chữ miếu.
11. Les anciennes missions..., Sđd, tr. 43.
12. Lịch sử truyền giáo. Sđd, bản chụp bức thư bằng chữ Hán đặt giữa hai trang 140 - 141.
13. Võ Long Tê. Lịch sử văn học Công giáo Việt Nam. Nxb Tư Duy, Sài Gòn 1965, tr. 174 - 177.
14. Lịch sử truyền giáo. Sđd, tr. 62.
15. Nguyễn Khắc Xuyên. Chung quanh vấn đề thành lập chữ Quốc ngữ, trong Văn hoá nguyệt san, số 48, Sài Gòn 1960, tr. 2...
16. Đỗ Quang Chính. Đạo Hoa Lang. Nguyệt san Phương Đông, số 47, tháng 5 - 1975, tr. 333 - 341.
17. Vân Đài loại ngữ. Sđd.
18. Trên đường đi Vũng Tàu có một nhàthờ đề ba chữ Thiên Chủ đường, gốc danh xưng có lẽ từ đó, chứ không do sự sáng tạo tuỳ tiện của linh mục sở tại như có người lầm tưởng.
19. Văn Tân. Tập san Nghiên cứu lịch sử, số 49. HàNội tháng 4 -1963, tr. 1.
Đinh chính: Bài: “Lê Quý Đôn nói về Thiên Chúa giáo ...” trong Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Số 4/2001 trang 55, dòng 15 từ trên xuống in: ... chết ngày 3-2-1552 ... Xin sửa lại là: ... chết ngày 3-12-1552 ...
Tác giả vàTạp chí Nghiên cứu Tôn giáo xin cáo lỗi cùng bạn đọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!