Vịnh Thuý Kiều trong hoàn cảnh éo le
phải dự yến tiệc của quan Hồ Tôn Hiến trong
khi đám tang của chồng là Từ Hải chưa hoàn tất,
nhà thơ Tản Đà viết:
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan…
Tâm lý thông thường là ai cũng thích
dự tiệc vui vẻ hơn là tới đám tang sầu thảm.
Nhưng trong sách Truyền Đạo ( 7:2) có
câu: “Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến
tiệc.” Tại vì sao? Vua Sôlômôn viết tiếp: “ vì
tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người; và
người sống để vào lòng.” Có người cũng đã
nói: Cái chết có thể chỉ chúng ta cách sống và
dạy chúng ta về đời sống (Death can show us
how to live and teach us about life.) Hai chữ
tang-chế dạy chúng ta gì đây?
T: tử thần không kỳ thị. Quả thật, chúng ta thấy
trong nghĩa trang, người thuộc mọi lứa tuổi, mọi
màu da, mọi chủng tộc đều có thể nằm trong đó.
“Theo như đã định cho loài người phải chết một
lần, rồi chịu phán xét” (Hêbơrơ 9:27)
A: an ủi người còn lại: Sự an ủi không cần nói.
Nhiều khi chúng ta chỉ cần im lặng cầm tay hay
vỗ vai thân nhân của người quá cố cũng là đủ.
Nếu dùng lời nói, thì chỉ cần một vài lời chân
thành là được.
N: ngừng lại, buông ra.
Cái chết của người khác có làm chúng ta thắng
bớt những tham vọng trần thế không? Có bỏ
bớt, buông ra những thù hận trong lòng không?
Dân Việt Nam có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” có
nghĩa là dù oán hận người nào mấy đi nữa,
chừng đến phút cuối cùng của người ấy thì mọi
oán hờn cũng tiêu tan.
G: Giấc mộng kê vàng: còn gọi là hoàng lương
mộng hay ảo mộng. Cũng gọi là Lư Sinh mộng
vì lấy từ tích Lư Sinh đời Đường đi thi hỏng,
chàng đến quán trọ nghỉ tạm, chợp mắt ngủ mơ
màng trong lúc chủ nhà đang nấu một nồi kê
(hoàng lương). Lư Sinh nằm mộng thấy mình
lấy con gái đẹp họ Thôi làm vợ, rồi thi đỗ Tiến
Sĩ, được bổ làm quan, và được vua thăng đến
chức Tể Tướng, sống cuộc đời vinh hoa phú quí,
con cháu đầy đàn. Chẳng may bị tội hình và sắp
bị đưa đi chém, thì Lư Sinh giật mình tỉnh dậy
… mà nồi kê chủ nhà đang nấu vẫn chưa chín.
Thi-sĩ Nguyễn Du đã viết:
Trong cơn chấp nhất mê mê sảng...
Tỉnh giấc hoàng lương ... một kiếp đời!
Hải Đà dịch
Nhớ xưa thường nghe giấc mộng Hoàng lương.
(Tường Lưu)
Trong Kinh Thánh, sách Truyền Đạo
(1:3) có viết: “Các việc lao khổ loài người làm
ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi?”
C: Cuối cùng. Trong Truyền Đạo 7:2 Đi đến
nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó
thấy sự cuối cùng của mọi người; và người sống
để vào lòng.
Đức Chúa Trời đã khiến cho sự đời đời
ở nơi lòng loài người (Truyền Đạo 3:11) nên
ngày cuối trên trần cũng là ngày đầu tiên của đời
sống tâm linh.
H: Hư không.
Nhạc sĩ Trịnh công Sơn diễn tả ý hư
không của đời người theo như Kinh Thánh cho
biết con người là cát bụi: “Hạt bụi nào hóa kiếp
thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.”
Sách Truyền Đạo ghi: “Hư không của
sự hư không, hư không của sự hư không, thảy
đều hư không.” (Truyền Đạo 1:2).
Dầu vậy, Thánh Phaolô cho chúng ta cái
nhìn lạc quan là con người ngoài phần thân xác
còn có linh hồn: Vậy nên chúng ta chẳng ngã
lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người
bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn.
(IICorinhtô 4:16)Ê: Êm ả: Được chết êm ả, không ê Nm là ước
muốn của nhiều người ở tuổi cao niên. N gười Á
đông ước được “khảo chung mệnh”. 20 thế kỷ
trước, một người Do Thái, ông Simêôn xin Đức
Chúa Trời: “Lạy Chúa, bây giờ xin Chúa cho
tôi tớ Chúa được qua đời bình an, theo như lời
Ngài” (Luca 2:29).
Thầy Thạch Tín tường thuật tâm
tình “Tiệc tùng & Tang Tế”:
Thuở trước, tôi thích tới tiệc tùng, tôi
thích thấy tiếp tân trang trọng. Tôi thích thưởng
thức thịt, thưởng thức tửu, thưởng thức trà thơm.
Từ từ, tôi trưởng thành, tính tình tôi thay, tôi
thôi thích tới tiệc tùng, trừ tiệc thánh. Tôi thích
tới thăm tang tế. Tôi thấy tích tắc thành thiên
thu. Tôi thấy than thở, thấy thương tiếc, thấy
tang tóc.
Trước thời thành tử thi, tôi thấy tất thảy
thân thể tuấn tú, tốt tươi thành tàn tạ, tiếng trong
trẻo, thánh thót thành thều thào, tướng to tát teo
thành tí tẹo. Thần tượng tức tốc thành tro than.
Thừa thãi thành túng thiếu. Tưởng tất thắng
thành thua thiệt. Tuyệt tác thành tan tác.
Trong tay tử thần, tất thảy tan tành.
Trịnh trọng trở thành trần trụi. Thơm tho thành
thối tha. Tồn trữ, tích tụ thành tay trắng. Tiền,
tài, tình, tính toán, tất thảy thoát tầm tay, tất thảy
tan tác.
Từ tổng thống, tổng trưởng, thủ tướng,
tể tướng, thủ trưởng, tỉnh trưởng, thừa tướng,
tổng thanh tra, Tây Thi tuyệt thế, thượng thư
thông thái, tới tôi tớ tầm thường; từ tài tử tới tục
tử; từ thầy tu tới tù tội; từ tuổi thơ trong trắng,
tung tăng tới tuổi thượng thọ tóc trắng; tất thảy
tạ từ trần thế.
Tôi thấy trăm truyện thương tâm, trăm
truyện thăng trầm, thống thiết, thảm thương.
Tôi tìm thấy trong thánh thư: Tới thăm
tang tế, tôi thấy thân thể tá túc tạm thời trên trần,
tổn thất tả tơi, tuy thế, tâm thần trường tồn trên
thiên thượng.
Tôi thấy thức tỉnh, tinh thần trầm trọng
thành thư thái, thảnh thơi.
Theo nepsongmoi, số Đông 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!