Vô cùng kỳ lạ, thú mỏ vịt là loài động vật có vú nhưng lại có nọc độc. Nó là loài thú duy nhất có hệ thống tiêm nọc độc trong chân và móng vuốt.
Loài cá kim
Tuổi: 100 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ phấn trắng
Địa điểm: Ramlia Taouz, Morocco
Con cá này, dài 20,3 cm, là một con cá kim trưởng thành, với các chi tiết được bảo tồn rất tốt. Không có sự khác biệt giữa con cá kim sống hàng triệu năm trước và các bản sao của chúng ngày nay. Loài cá kim đã tồn tại hàng nhiều triệu năm mà không có sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể của chúng, cho thấy không hề có sự tiến hóa.
Đây là một trong rất nhiều bằng chứng hóa thạch sống.
Cá kim là loài cá thường sống ở vùng nước nông hoặc gần mặt biển. Chúng được tìm thấy ở biển, môi trường nước lợ, nước ngọt trong khi một vài chi được giới hạn ở các sông, suối nước ngọt. Loài cá này có nhiều nét giống loài cá nhái Bắc Mỹ nước ngọt ở hình dáng thon dài, một hàm răng dài và hẹp đầy răng sắc nhọn.
Loài phù du
Yixian Formation, Chao Yang, Liaoning, Trung Quốc.
Hóa thạch con phù du 125 triệu tuổi này hoàn toàn giống đồng loại của chúng hiện nay.
Đây là một trong hàng triệu bằng chứng hóa thạch cho thấy không có sự tiến hóa nào cả.
Loài châu chấu
Santana Formation, Ceara, Brazil
Hóa thạch con châu chấu trong hình trên được xác định là khoảng 108 tới 92 triệu năm tuổi. So sánh với con châu chấu ngày nay nó hoàn toàn giống, không có bất kỳ thay đổi nào sau hàng trăm triệu năm tồn tại.
Đây là một trong hàng triệu bằng chứng hóa thạch khai quật được, chưa kể một số lượng hóa thạch rất lớn đã bị một số thế lực phá hủy vì những lý do bí ẩn.
Thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt chỉ sống ở châu Úc, là loài thú có vú duy nhất đẻ trứng, nhưng vẫn nuôi con bằng sữa.
Nó là một trong rất nhiều loài hóa thạch sống, cho thấy không hề có tiến hóa
Thú mỏ vịt đã tồn tại trên trái đất từ 167 triệu năm trước đây, và không khác gì đồng loại của chúng ngày nay.
Chúng đẻ trứng nhưng thú mỏ vịt vẫn tiết ra sữa. Kỳ lạ hơn nữa, chúng không có núm vú, do đó, sữa tiết ra qua lỗ chân lông trên da và tập trung lại trong những rãnh trên bụng của con mẹ.
Những đặc điểm vừa giống bò sát vừa giống chim vừa giống thú làm nhiều người muốn xếp nó là loài trung gian (mắt xích thiếu) của giả thuyết tiến hóa. Nhưng oái oăm thay, nếu là loài trung gian thì chỉ có thể là trung gian giữa bò sát với chim, hoặc giữa chim với thú chứ không thể đồng thời giống cả 3 thứ được. Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?
Hệ thống tiêm nọc độc trên chân và móng vuốt của chúng có thể gây đau đớn cho nạn nhân trong suốt nhiều ngày. Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị của loài động vật này
Vô cùng kỳ lạ, thú mỏ vịt là loài động vật có vú nhưng lại có nọc độc. Nó là loài thú duy nhất có hệ thống tiêm nọc độc trong chân và móng vuốt. Cũng kỳ lạ không kém, là chỉ có thú mỏ vịt đực mới có tuyến nọc độc. Nó dùng những cái “cựa” sắc nhọn ở 2 chân sau có màng của nó để tiêm chất độc vào kẻ địch. Chất độc khiến nạn nhân đau dữ dội trong nhiều ngày, nhiều tuần và có khi là vài tháng.
Tóm lại loài vật này có nhiều điểm kỳ dị:
1. Chúng có nọc độc như của loài bò sát, nhưng đẻ trứng và có mỏ giống như loài chim, nhưng lại có lông + nuôi con bằng sữa mẹ như loài thú.
2. Là loài duy nhất có tuyến nọc độc trong chân và móng vuốt.
3. Không hề trải qua sự biến đổi nào trong hàng trăm triệu năm.
Những đặc điểm vừa giống bò sát vừa giống chim vừa giống thú làm nhiều người muốn xếp nó là loài trung gian (mắt xích thiếu) của giả thuyết tiến hóa. Nhưng oái oăm thay, nếu là loài trung gian thì chỉ có thể là trung gian giữa bò sát với chim, hoặc giữa chim với thú chứ không thể đồng thời giống cả 3 thứ được.
Nếu là dạng trung gian thì nghĩa là nó đã phải tuyệt chủng và hình thái của nó phải biến đổi từ từ trong các mẫu hóa thạch. Trong thực tế thì loài này không thay đổi sau 225 triệu năm, và vẫn tiếp tục tồn tại tới giờ.
Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?
Ngạc nhiên thay, loài vật này không phải là trường hợp trớ trêu duy nhất, khi mà gần như tất cả các ứng cử viên “loài trung gian” vẫn cứ có những đặc điểm không thay đổi trong suốt hàng trăm triệu năm tồn tại, và đến ngày nay vẫn chưa hề tuyệt chủng. Điển hình là Thú mỏ vịt, Chim Hoatzin, Cá vây tay, Bò sát Tuatara, vv… Điều đó làm rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong thực tế khái niệm “mắt xích thiếu” là không tồn tại, các giống loài từng nhiều lần xuất hiện đồng thời đột ngột và không biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử của chúng. Hiện nay thuyết tiến hóa đang được thay thế bởi thuyết cân bằng ngắt quãng trong các trường trung học và đại học phương Tây.
(còn nữa)
Minh Trí
(tổng hợp)
http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-gioi/20101119/bi-an-the-gioi-cac-hoa-thach-song-ky-4.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!