Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Người Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới

Theo một cuộc khảo sát của Đại học Michigan, bất chấp giá dầu lên cao, lạm phát, thế giới chưa bao giờ hạnh phúc như hiện nay.

Các nhà xã hội học ở Đại học Michigan (Mỹ) đã tiến hành một cuộc khảo sát đánh giá xem quốc gia nào đang tận hưởng hạnh phúc nhiều nhất. Theo đó, Đan Mạch đã dẫn đầu với sự dân chủ, cuộc sống thanh bình và bình đẳng xã hội được tôn trọng.

Theo Telegraph, có hai câu hỏi được đặt ra trong cuộc điều tra. Một là "Nói chung, bạn có thể nói rằng, bạn cảm thấy hạnh phúc, tương đối hạnh phúc, không hạnh phúc lắm hay bất hạnh?". Câu hỏi thứ hai: "Bạn hài lòng tới mức nào về cuộc sống của mình?".

So sánh với một cuộc khảo sát cách đây 20 năm, các nhà nghiên cứu cho biết, mọi người đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều dù giá dầu, giá lương thực và chi phí nhà cửa đều tăng lên.

10 nước, vùng lãnh thổ hạnh phúc nhất thế giới:

1. Đan Mạch
2. Puerto Rico
3. Colombia
4. Iceland
5. Bắc Ireland
6. Ireland
7. Thụy Sỹ
8. Hà Lan
9. Canada
10. Áo

http://www.tin247.com/nguoi_dan_mach_hanh_phuc_nhat_the_gioi-13-38925.html

Tôn giáo các quốc gia này :


Thời tiền sử cho tới ít năm trước thời Trung cổ, Đan Mạch cũng như các nước vùng Scandinavia có niềm tin vào các vị thần trong Thần thoại Bắc Âu, gọi là Asatroen hay Nordisk mytologi. Các tác phẩm quan trọng nhất về thần thoại Bắc Âu là 2 quyển Edda cổ (ældre Edda) và Edda mới (yngre Edda).

Quyển Edda cổ (hay Edda bằng thơ) là một tuyển tập thơ về các vị thần và anh hùng Bắc Âu, gồm 34 tập, trong đó có 2 tập quan trọng nhất là Voluspá và Hávamál, được viết bằng chữ Iceland cổ, từ khoảng năm 800 tới năm 1200.

Quyển Edda mới (hay Edda bằng văn xuôi), còn được gọi là Snorra Edda vì được thi sĩ người Iceland là Snorri Sturluson (1179 - 1241) viết khoảng năm 1220, dạy cách làm thơ cổ Bắc Âu (skjaldekvad) và có rất nhiều chuyện thần thoại (khoảng 90.000 từ).

Các ngày trong tuần được gọi theo tên các vị thần:

* Thứ Hai: Mandag (ngày của Mặt Trăng)
* Thứ Ba: Tirsdag (ngày của thần Tyr)
* Thứ Tư: Onsdag (ngày của thần Odin)
* Thứ Năm: Torsdag (ngày của thần Thor)
* Thứ Sáu: Fredag (ngày của thần Freja)
* Thứ Bảy: Lørdag (ngày đi tắm)
* Chủ Nhật: Søndag (ngày của Mặt Trời)

Đan Mạch theo Kitô giáo (Công giáo) từ khoảng năm 965. Tới Thời cải cách (reformationen) năm 1536 thì đạo Tin lành Lutheran trở thành quốc giáo. Có một bộ trong chính phủ phụ trách về tôn giáo. Theo thống kê năm 2006 thì những người theo đạo Tin lành Quốc giáo chiếm 83%, đạo Hồi khoảng 3,3% (hầu như toàn người nhập cư), Công giáo khoảng 0,6%, các đạo khác hoặc vô thần 13,1%.
Tôn giáo

Đạo Thiên chúa là tôn giáo lớn lâu đời nhất tại Puerto Rico (nếu không kể những tôn giáo bản địa) và cho đến ngày nay vẫn là tôn giáo chủ yếu tại nước này. Mỗi thành phố tự trị của Puerto Rico đều có ít nhất một nhà thờ tại khu trung tâm, hay được gọi là plaza. Dưới sự cai trị của người Tây Ban Nha, Đạo Tin lành bị đàn áp nhưng lại được khuyến khích dưới sự cai trị của nước Mỹ. Người Taino bản địa gần đây đang khôi phục lại một số truyền thống tôn giáo của họ, trong khi một số người châu Phi cũng gìn giữ những tôn giáo xa xưa của tổ tiên.
Tôn giáo

Sở Thống kê Hành chính Quốc gia không thu thập các số liệu tôn giáo, và những báo cáo chính xác rất khó có được. Dựa trên nhiều cuộc nghiên cứu, hơn 95% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo[2], trong số đó một tỷ lệ lớn dân cư, khoảng 81% tới 90%, theo Cơ đốc giáo La Mã. Khoảng 1% người Colombia tin theo các tôn giáo bản xứ. Dưới 1% theo Do Thái giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Dù có số lượng tín đồ đông đảo, khoảng 60% số người đã trả lời trong một cuộc điều tra của El Tiempo rằng họ không thường xuyên thực hiện các lễ nghi tôn giáo.[13]

Hiến pháp Colombia đảm bảo quyền tự do tôn giáo, những cũng nói rằng Quốc gia "không phải theo vô thần hay bất khả tri, cũng không phải không quan tâm tới tình cảm tôn giáo của người dân Colombia." Các nhóm tôn giáo dễ dàng được công nhận là những đoàn thể được tổ chức, nhưng một số nhóm tôn giáo nhỏ có gặp phải khó khăn khi muốn được công nhận là các thực thể tôn giáo, vốn bị đòi hỏi phải tiến hành các hoạt động giáo lý tại các cơ sở công cộng.

Khi những người dân nhập cư đầu tiên đến Iceland, họ chủ yếu tôn thờ những vị thần của Na Uy. Sau đó, Iceland trở thành một quốc gia theo đạo Cơ đốc từ thế kỉ 10. Đến giữa thế kỉ 16, dưới sự cai trị của vua Christian III của Đan Mạch, Iceland cải theo Giáo hội Luther cho đến tận ngày nay. Theo số liệu năm 2004, khoảng 85,5% dân số Iceland theo Giáo hội Luther, 2,1% theo tôn giáo Tự do Reykjavík, 2% theo Thiên chúa giáo La Mã, 1,5% theo tôn giáo Tự do Hafnarfjorou. Các nhóm Cơ đốc giáo khác chiếm tỉ lệ khoảng 2,7%. Số còn lại không rõ hoặc không có tôn giáo[7].

Bắc Ireland trong nhiều năm qua xảy ra nhiều bạo lực và xung đột chính trị-tôn giáo giữa những người Thiên chúa giáo theo đường lối quốc gia chủ nghĩa "Nationalists" và những người trung thành theo đường lối liên hiệp với Anh "Unionist", với 65% trong số đó theo đạo Tin Lành. Họ muốn Bắc Ireland vẫn là một phần của Anh. Những người liên hiệp "Unionist" chiếm đa số ở Bắc Ireland, trong khi những người theo chủ nghĩa quốc gia "Nationalist" chỉ là thiểu số. Đa số cả hai phía đều không dính líu trực tiếp đến các vụ bạo lực. Tuy nhiên kể từ khi ký kết "Thỏa thuận Belfast" vào năm 1998, các chiến dịch bán quân sự ở Bắc Ireland đều ở trong tình trạng ngừng bắn hoặc tuyên bố chiến tranh đã chấm dứt.

Thụy Sỹ:
* Công giáo La Mã: 47,6%
* Tin lành: 43,3%
* Anh giáo, Chính Thống giáo: 0,3%
* Do thái giáo: 0,3%
* Các tín ngưỡng khác: 7,5%

Các tôn giáo quan trợng nhất (thời điểm 2002) là Công Giáo La Mã (31%), Tin Lành (21%) và đạo Hồi (5,5%). 40% người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào. Người theo Công Giáo sống chủ yếu ở miền Nam trong khi người theo đạo Tin Lành chủ yếu ở miền Bắc Hà Lan.

Tôn giáo ở Canada bao gồm một loạt các nhóm, và Canada không có tôn giáo chính thức. The preamble to the Canadian Charter of Rights and Freedoms mentions "God", and the monarch carries the title of " Defender of the Faith ", but no specific beliefs are specified, and support for religious pluralism is an important part of Canada's political culture . Các đoạn đầu để Hiến chương Canada về Quyền đề cập đến "Đức Chúa Trời", và vua các mang danh hiệu "Defender of the Faith", nhưng không có tín ngưỡng được quy định cụ thể, và hỗ trợ cho đa nguyên tôn giáo là một phần quan trọng của văn hoá chính trị của Canada. Nonetheless, a majority of census respondents report they are Christians . Tuy nhiên, đa số người trả lời điều tra dân số báo cáo của họ là Kitô hữu.

Trong Canada điều tra dân số 2001 [2] [3] [4] [1], 72% số dân Canada danh sách Công giáo hoặc Tin Lành là một tôn giáo. The Roman Catholic Church in Canada is by far the country's largest single denomination. The Roman Catholic Church ở Canada là của xa giáo phái duy nhất của quốc gia lớn nhất. Those who listed no religion account for 16% of total respondents. Những người không có tài khoản được liệt kê tôn giáo cho 16% tổng số người được hỏi. In British Columbia, however, 35% of respondents reported no religion - more than any single denomination and more than all Protestants combined. [5] . Ở British Columbia, tuy nhiên, 35% người trả lời không có báo cáo về tôn giáo - nhiều hơn bất kỳ giáo phái duy nhất và hơn tất cả các Kháng kết hợp.

73,6% dân số theo đạo Công giáo và 4,7% theo đạo Tin Lành (đa số là dòng tin Ausburg). Khoảng 12% dân số không theo cộng đồng tôn giáo nào. Cộng đồng Do Thái có vào khoảng 7.300 thành viên. Trên 10.000 người theo đạo Phật được công nhận là cộng đồng tôn giáo ở Áo từ năm 1983. Khoảng 20.000 là thành viên tích cực của cộng đồng tôn giáo Nhân chứng Jehova. Trong số những người di dân vào nước Áo có khoảng 180.000 là tín đồ Cơ đốc giáo và khoảng 300.000 người là tín đồ của các cộng đồng Hồi giáo.

http://vi.wikipedia.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!