Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (tiếng Nga: Лев Никола́евич Толсто́й (giúp đỡ·thông tin) , Lev Nikolaevič Tolstoj; 9 tháng 9 năm 1828 – 20 tháng 11 năm 1910[1]) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý ông có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm của ông Vương quốc Chúa Trời trong bạn (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.
Tôn giáo và các đức tin chính trị
Ảnh màu của Lev Tolstoy (1908)
Khi gần 50 tuổi, Tolstoy gặp cuộc khủng hoảng trung niên, khi ấy ông kiên quyết rằng ông sẽ không thể tiếp tục sống mà không biết ý nghĩa của cuộc sống, và vì thế ông nguyền hoặc tìm ra nó hoặc sẽ tự sát. Sau khi xem xét nhiều khía cạnh, ông đã tìm ra câu trả lời trong sự răn dạy của chúa Jesus, được ông diễn giải theo cách bị ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo. Ông tường thuật lại cuộc khủng hoảng trung niên của mình trong cuốn Một cuộc xưng tội, và những kết luận từ các cuộc nghiên cứu của ông trong Tôn giáo của tôi, Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, và Tóm tắt Phúc âm.
Học thuyết đã đạt tới độ chín của Tolstoy là một "Thiên chúa giáo" dựa trên lí trí, lột bỏ tất cả truyền thống và tất cả chủ nghĩa thần bí tích cực. Ông chối bỏ sự bất tử cá nhân và đặc biệt tập trung vào sự răn dạy đạo đức trong Phúc Âm. Về sự răn dạy đạo đức của Chúa Jesus, những từ "Không chống cự cả với quỷ" (Resist not evil) được lấy làm nguyên tắc. Ôngchối bỏ quyền lực của Nhà thờ, vốn ủng hộ Nhà nước, và ông lên án Nhà nước, vốn gây ra bạo lực và tham nhũng. Những lời buộc tội của ông ở mọi hình thức cho phép chúng ta hiểu được học thuyết của Tolstoy, trong khía cạnh chính trị của nó, như Chủ nghĩa vô chính phủ Thiên chúa giáo.
Chủ nghĩa vô chính phủ Thiên chúa giáo
Dù ông không tự coi mình là một người vô chính phủ bởi ông coi thuật ngữ này dùng để chỉ những người muốn thay đổi xã hội bằng bạo lực[5], Tolstoy vẫn thường được coi là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Những đức tin Thiên chúa giáo của Tolstoy dựa trên Lời giảng trên Núi (Sermon on the Mount), và đặc biệt trên câu đưa cả má bên kia (turn the other cheek), mà ông coi là một sự chứng minh cho chủ nghĩa hòa bình, không bạo lực và không phản kháng. Tolstoy tin rằng việc là một tín đồ Thiên chúa giáo đồng nghĩa ông là người theo chủ nghĩa hòa bình và, vì sự sử dụng vũ lực của chính phủ Nga, là một người theo chủ nghĩa hòa bình khiến ông trở thành người theo chủ nghĩa vô chính phủ.
Học thuyết không phản kháng (không bạo lực) của Tolstoy khi đối mặt với sự xung đột là một thuộc tính riêng biệt khác của triết lý của ông dựa trên những lời răn của Chúa. Khi gây ảnh hưởng trực tiếp tới Mahatma Gandhi với ý tưởng này trong tác phẩm Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, Tolstoy đã gây ảnh hưởng to lớn tới phong trào phản kháng bất bạo động cho tới ngày nay. Ông cũng phản đối tư hữu và định chế hôn nhân và sự đề cao giá trị những ý tưởng trinh bạch và tiết chế tình dục (được thảo luận trong Cha Sergius và lời nói đầu của ông cho cuốn The Kreutzer Sonata), những ý tưởng cũng được chàng trai trẻ Gandhi tin tưởng.
Phòng của Lev Tolstoy tại Yasnaya Polyana
Trong hàng trăm bài luận trong hai mươi năm cuối đời mình, Tolstoy đã lặp lại sự chỉ trích kiểu vô chính phủ với Nhà nước và giới thiệu những cuốn sách của Kropotkin và Proudhon cho những độc giả của mình, tuy phản đối sự tán thành các phương tiện cách mạng bạo lực của chủ nghĩa vô chính phủ, ông đã viết trong bải luận "Về sự Vô chính phủ" năm 1900:
“ Những người vô chính phủ đúng về mọi phương diện; trong sự phủ nhận trật tự hiện hữu, và trong sự xác nhận rằng, nếu không có Chính quyền, không thể có nhiều bạo lực hơn ở tình trạng có Chính quyền hiện hữu. Họ chỉ sai lầm ở suy nghĩ rằng Vô chính phủ có thể được thiết lập bằng một cuộc cách mạng. Nhưng nó chỉ có thể thành hiện thực nếu có nhiều và nhiều hơn những con người không yêu cầu sự bảo vệ từ phía quyền lực chính phủ ... Chỉ có thể có một cuộc cách mạng vĩnh cửu - một cuộc cách mạng đạo đức: thế hệ của con người tinh thần.
trích http://vi.wikipedia.org/wiki/Lev_Nikolayevich_Tolstoy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!