Thời đại công nghiệp của những thứ hàng loạt đã qua. Tính cá nhân và riêng biệt ngày càng được đề cao. Các họat động kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng sẽ đi theo con đường đó.
Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, cuộc khủng hoảng lần thứ hai chỉ trong một thập kỷ và thứ ba với Châu Á và Châu Mỹ Latin.
Có một nghịch lý là các nền kinh tế dựa vào thông tin có vẻ lại bất ổn hơn. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc giá sản phẩm, dịch vụ thông tin cốt lõi giảm. Mặt khác tốc độ truyền dẫn thông tin nhanh hơn rất nhiều khả năng phản ứng của các tổ chức kiểu truyền thống.
Cho dù công nghệ thông tin làm nền kinh tế thêm bất ổn, liệu nó có trở nên khả dụng hơn?
Thị trường chẳng mấy xa lạ với các chu kỳ kinh doanh. Ngay ở trong Kinh thánh cũng đề cập đến chuyện ở Ai Cập cứ 7 năm no đủ lại có 7 năm đói kém.
Mỗi hệ thống kinh tế lại có các công cụ chính sách riêng để đối phó với các chu kỳ kinh doanh.
Thời phong kiến, người ta kiểm soát thành phần tiền xu đồng thời đưa ra những hạn chế nghiêm ngặt về đất đai và lao động.
Chính sách này trở nên lỗi thời khi thế giới bước sang thời đại công nghiệp. Những công cụ mới lại ra đời như kích thích tổng cầu bằng thuế và chi tiêu chính phủ, kiểm soát cung tiền và điều hành lãi suất.
Vì thế khi khủng hoảng kinh tế nổ ra, chính phủ vận dụng phương cách truyền thống của thời đại công nghiệp là đưa ra các gói kích thích lớn hay giảm lãi suất.
Nhưng phương thuốc này chưa chắc đã hữu hiệu. Cầu không phải là vấn đề chính trong nền kinh tế tri thức.
Độ trễ của các chính sách vĩ mô không còn tương xứng với một nền kinh tế tri thức siêu tốc. Đợi đến khi gói kích thích được giải ngân, thế giới có lẽ đã thoát khỏi suy thoái và thứ duy nhất khi ấy được kích thích chỉ là lạm phát.
Ngược lại, vấn đề mới nảy sinh là số lượng các hoạt động kinh tế trên môi trường máy tính quá lớn khiến chuyện phản ứng hay thậm chí chỉ là hiểu được chúng thôi cũng là điều không thể.
Dù vậy, những người ủng hộ các công cụ truyền thống thường cảm thấy khó chịu khi các nhân tố kinh tế mới làm xói mòn các công cụ của họ.
Khi tiền điện tử ra đời, các hội thảo khoa học chỉ gồm giáo sư kinh tế vĩ mô và giới chức ngân hàng trung ương phàn nàn về chuyện không kiểm soát nổi cung tiền mới. Tính hiệu quả của nền kinh tế phải xếp sau tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Thay vì cấm đoán, tại sao không để giới công nghệ không sáng tạo ra những công cụ mới cho chính quyền?
Khía cạnh quan trọng nhất là khả năng phân biệt và tùy biến. Mỗi “gói” trên Internet đều được xác định qua người gửi và người nhận. Nếu nhận diện được tức là cũng có thể phân biệt chúng với nhau.
Điều này rất có ý nghĩa. Bản chất của kinh tế vĩ mô truyền thống là rất chung chung. Lý do thứ nhất là cho phép các nhà lý thuyết viết phương trình dễ hơn. Thứ hai là khi áp dụng chính sách, khó mà tách bạch được các đơn vị kinh tế.
Nhưng nay công cụ có thể làm được điều đó đã xuất hiện. Với khung pháp lý thích hợp, ngân hàng trung ương có thể thu lãi suất qua đêm hoặc điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khác nhau cho từng ngân hàng.
Thuế có thể thu tùy theo từng sản phẩm, từng vùng, thậm chí là từng người sử dụng. Tín dụng thuế có thể được điều chỉnh để chỉ chi cho các mục đích nhất định. Gói kích thích cũng có thể đi thẳng vào nền kinh tế qua tiêu dùng và đầu tư.
Ví dụ như trước đây, đường cao tốc thu phí của lái xe mà không cần biết họ sẽ đi bao xa.
Nhưng giờ, với hệ thống chi trả tự động, mức phí có thể thu tùy vào từng thời điểm trong ngày, tùy vào việc sử dụng có thường xuyên hay không, tùy vào đặc điểm của chủ xe cũng như của chính chiếc xe hay tùy vào khoảng cách di chuyển trên con đường đó.
Tóm lại, thế giới hiện có các công cụ tốt hơn để kích thích cũng như hạn chế giao thông mà chi phí lại rẻ hơn.
Đương nhiên, cần giải quyết một số vướng mắc. Thứ nhất là quyền riêng tư. Phải tìm hiểu rất nhiều mới hiểu được nhu cầu của một người. Nhưng vấn đề này có thể được giải quyết thông qua một hệ thống biệt danh và trung gian đáng tin cậy.
Vấn đề thứ hai là thương mại quốc tế. Chính quyền có nên phân biệt đối xử vì lợi ích của nhân dân mình? Nguyên tắc của WTO không chấp nhận điều đó.
Thời đại công nghiệp là thời đại “hàng loạt”. Sản xuất hàng loạt. Tiêu dùng hàng loạt. Thông tin hàng loạt. Quảng cáo hàng loạt.
Nhưng thời kỳ đó đã qua, hiện giờ tính cá nhân và riêng biệt ngày càng được đề cao. Các họat động kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng sẽ đi theo con đường đó.
Nhà kinh tế, nhà kỹ thuật cũng như các nhà hoạch định chính sách nên bắt tay vào phát triển các công cụ này.
Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=146644#ixzz0WBbuwXJR
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!