(THO)- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân. Mục tiêu mà Người hướng tới là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; là tự do, bình đẳng, bác ái.
Chính vì lẽ đó, trong cuộc đời của mình, mỗi khi tiếp xúc với người, với việc, Người luôn luôn hướng tới cái hòa hợp, cái tương đồng. Ở Bác, ta thấy sự hội tụ của tinh hoa văn hóa nhân loại: cả phương Đông và phương Tây, cả truyền thống và hiện đại. Bác đã tìm thấy ở tôn giáo Chúa Giêsu ưu điểm “Lòng nhân ái cao cả”; tìm thấy sự tương đồng trong tư tưởng các tiền nhân: “Cũng như Khổng Tử, Mác, Tôn Dật Tiên, Giêsu cũng muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội”(**).
Từ nhận thức giàu chất văn hóa, nhân văn đó, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, nhất là từ khi trở thành lãnh tụ tối cao của quốc gia, dân tộc, Bác Hồ luôn coi đồng bào có đạo nói chung, đồng bào theo đạo Thiên chúa nói riêng là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc với ý thức yêu nước, phụng sự Tổ quốc.
Có một câu chuyện kể lại rằng: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi Việt Minh thực hiện chủ trương bao vây kinh tế thành phố Huế (1949), linh mục Nguyễn Văn Ngọc muốn chở một số lúa gạo vào thành phố tiếp tế cho 600 linh mục ở Nhà Chung, nhưng không có cách nào chở được. Qua sự mách bảo của một số cán bộ Việt Minh ở Huế, linh mục Ngọc đã viết thư xin phép Bác Hồ, nhưng không dám hy vọng thư sẽ đến được Bác Hồ. Thật bất ngờ, một tháng sau, linh mục Ngọc nhận được từ tay một cán bộ Việt Minh cái thiếp có chữ ký và dấu của Bác Hồ. Nội dung thiếp có nêu 2 ý:
1. Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được chở 9.000 thùng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.
2. Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.
Với tấm lòng bao la rộng mở, ứng xử có lý có tình, Hồ Chí Minh đã đến với Thiên chúa giáo bằng một thái độ trân trọng, hiểu biết, có tiếp thu, sàng lọc. Đó là một nhãn quan văn hóa củamột người có bản lĩnh, có tri thức uyên bác, biết nhìn xa, trông rộng. Tư tưởng và hành động của Người về Thiên chúa giáo và đồng bào theo đạo Công giáo là biểu hiện sinh động một phần của văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đình Hữu
(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
* Dựa theo bài viết của PGS TS Bùi Đình Phong - trong cuốn “Hồ Chí Minh - Văn hóa và đổi mới”, NXB Lao động HN, 2001.
** Trần Dân Tiên “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” NXB Tam Liên, Thượng Hải, 1949, Tr.91.
http://baothanhhoa.vn/news/26782.bth
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!