Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

Lu-ca

Tên ông chỉ được ghi 3 lần trong Tân Ước: Ở CoCl 4:14 gọi ông là "thầy thuốc rất yêu dấu;" ở Phi-lê-môn 24 gọi ông là "bạn cùng làm việc với" Phao-lô; và ở IITi 2Tm 4:11 chép rằng ông ở với Phao-lô trong những ngày, giờ tối tăm gần tuận đạo. Trong cả 3 câu nầy đều có nói đến Mác, tỏ ra Mác và Lu-ca là bạn đồng sự. Lu-ca cũng xuất hiện trong những khúc sách Công vụ các sứ đồ có dùng đại danh từ "chúng ta" (Cong Cv 16:10, 11, 16 20:5, 6, 7, 13, 14, 15 21:1 v.v...). Xem thêm tiểu dẫn sách Công vụ các sứ đồ.

Niên hiệu
Một cách chung, người ta giả định rằng Lu-ca viết sách Tin Lành khoảng năm 60 S.C., đang khi Phao-lô bị cầm tù tại thành Sê-sa-rê; sau do, ông viết sách Công vụ các sứ đồ đang khi Phao-lô bị cầm tù tại thành La-mã trong 2 năm kế tiếp; ấy vì hai sách nầy gởi cho một người, nhưng thật ra là hai quyển của một tác phẩm. Thời gian cư ngụ tại Sê-sa-rê đã hiến ông nhiều cơ hội tiếp xúc với các đồng bạn đầu tiên của Đức Chúa Jêsus và các người đầu tiên sáng lập Hội Thánh, để được trực tiếp bảo cho ông biết đúng các chi tiết. Mẹ của Đức Chúa Jêsus có lẽ còn sống, và ở nhà của Giăng tại Giê-ru-sa-lem. Lu-ca chắc đã ở bên bà hàng bao nhiêu giờ quí báu, nghe bà thuật lại các kỷ niệm về Con Trai kỳ diệu của bà. Gia-cơ, Giám mục ở Giê-ru-sa-lem, em ruột của Đức Chúa Jêsus, cũng đã có thể thuật cho Lu-ca nghe nhiều điều bổ ích.
Khi Phao-lô viết thơ I Ti-mô-thê, khoảng năm 60 S.C., thì sách Tin Lành Ma-thi-ơ hoặc sách Tin Lành Lu-ca đã lưu hành trong các chi hội và được thừa nhận là "Kinh Thánh"' vì ở ITi1Tm 5:18, Phao-lô trưng dẫn một câu mà ông gọi là Kinh Thánh, rằng: "Người làm công thì đang được tiền công mình." Ta không thấy câu nầy ở chỗ nào khác, trừ ra Mat Mt 10:10 và LuLc 10:7.
Vấn đề "đối quan" (synoptique)
Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca được gọi là "các sách Tin Lành đối quan," vì cùng trình bày tổng quát đời sống của Đấng Christ, và cùng ghi chép những biến cố giống nhau tới một mực nào. "Họ đã trứ tác, liên lạc với nhau và có thể liên lạc với một nguyên bổn chung," -- điều đó được gọi là "vấn đề đối quan." Người thì cho rằng sách Tin Lành Mác được chép trước nhứt. Ma-thi-ơ đã bổ túc sách Tin Lành của Mác, và Lu-ca dùng cả hai sách ấy. Người khác lại cho rằng Ma-thi-ơ chép trước nhứt, rồi Mác rút ngắn sách Tin Lành của Ma-thi-ơ. Không cần nghĩ rằng Ma-thi-ơ, Mác hoặc Lu-ca trưng dẫn sách của nhau, hoặc dùng lẫn sách của nhau bằng bất cứ cách nào. Các biến cố trong đời Đức Chúa Jêsus và các lời phán của Ngài đã được các Sứ đồ và nhiều người lặp đi lặp lại bằng miệng trải qua bao nhiêu năm, và đã được truyền tụng giữa vòng tín đồ. Đó là yếu tố sự giảng dạy hằng ngày của các Sứ đồ. Có lẽ ngay từ lúc đầu, nhiều điều ấy đã được chép ra, hoặc chép lẻ tẻ, hoặc chép dưới một hình thức đầy đủ hơn. Khi Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca chép sách Tin Lành, thì ba ông đã lựa chọn tài liệu thích hợp với mục đích của mình nơi kho kiến thức truyền miệng hoặc viết thành sách. Kho ấy là vật sở hữu chung của tín đồ Đấng Christ và được lưu hành khắp trong vòng họ. Phần nhiều biến cố ghi trong kho kiến thức ấy, thì Ma-thi-ơ đã chứng kiến và các tín đồ đã thuật lại hàng ngàn lần cho vô số người nghe.
Theo Thánh Kinh lược khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. bạn có nhận xét gì về bài viết và quan điểm của bạn hãy để lại vài lời chia sẻ cùng mọi người. Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tính góp ý xây dựng sẽ bị xoá ngay. Các nội dung gõ bằng tiếng Việt, có dấu rõ ràng sẽ không làm người khác hiểu lầm. Xin trân trọng cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.Chúa ban phước cho bạn!